Trong thế giới tân tiến ngày nay, phá thai đã trở thành một cách mạng mới. Năm 1933 tại các bệnh viện ở Moscow, con số phá thai gấp ba lần số trẻ em được sinh ra. Một bản báo cáo của Nga vào năm 1981 trình bày rằng trung bình mỗi người đàn bà Nga phá thai sáu lần trong đời. Tuy Nga sô không được xem là quốc gia kính trọng mạng sống con người, nhưng sau đó Nhật Bản và các quốc gia tây phương lần lượt theo gót. Tại những quốc gia như Anh Quốc, Mỹ, Úc, cứ mỗi một em bé được sinh ra đời thì có khoảng ba hoặc bốn em chết vì phá thai. Tại Mỹ, tính từ năm 1973 đã có 1.500.000 vụ phá thai hàng năm, nghĩa là cứ mỗi ba phút, có một em bé chết vì phá thai. Hàng năm có 190.000 vụ phá thai tại Anh Quốc và Wales     và 100.000 vụ phá thai tại Úc. Dựa vào con số thống kê này, tại Mỹ, con số trẻ em chết vì phá thai trong bốn tháng bằng với con số người Mỹ chết trong cuộc Thế Giới Đại Chiến II. Như vậy, tại thế giới văn minh Tây phương, tử cung đã trở thành bãi chiến trường thê thảm hơn hết.

 Mục sư John Powel đã so sánh việc phá thai với việc giết người Do Thái của Đức và ông gọi phá thai là “the silent Holocaust.” Mục sư  Dietrich Bonhoeffer của giáo hội Lutheran là người đã lên tiếng phản đối Hitler khi chứng kiến sự đối xử tàn nhẫn của Đức đối với người Do Thái, đã bị Hitler treo cổ. Mục sư cũng là người chống đối việc phá thai và so sánh việc phá thai với hành động giết người của Holocaust và đã dùng lời Chúa trong Châm ngôn 31:8 “Hãy lên tiếng bênh vực người cô thế, không phương tự vệ...” để kêu gọi mọi người phải lên tiếng trước những hành động sát nhân này.