(Thi 116:1-19) "1 Tôi yêu mến Đức Giê-hô-va, vì Ngài nghe tiếng tôi, Và lời nài xin của tôi. 2 Tôi sẽ cầu khẩn Ngài trọn đời tôi, Bởi vì Ngài có nghiêng tai qua tôi. 3 Dây sự chết vương vấn tôi, Sự đau đớn âm phủ áp hãm tôi, Tôi gặp sự gian truân và sự sầu khổ. 4 Nhưng tôi kêu cầu danh Đức Giê-hô-va, rằng: Đức Giê-hô-va ôi! cầu xin Ngài giải cứu linh hồn tôi. 5 Đức Giê-hô-va hay làm ơn, và là công bình; Đức Chúa Trời chúng ta có lòng thương xót. 6 Đức Giê-hô-va bảo hộ người thật thà; Tôi bị khốn khổ, Ngài bèn cứu tôi. 7 Hỡi linh hồn ta, hãy trở về nơi an nghỉ ngươi; Vì Đức Giê-hô-va đã hậu đãi ngươi. 8 Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi chết, Mắt tôi khỏi giọt lệ, Và chân tôi khỏi vấp ngã. 9 Tôi sẽ đi trước mặt Đức Giê-hô-va Trong đất kẻ sống. 10 Tôi tin, nên tôi nói. Tôi đã bị buồn thảm lắm. 11 Trong cơn bối rối tôi nói rằng: Mọi người đều nói dối. 12 Tôi sẽ lấy gì báo đáp Đức Giê-hô-va Về các ơn lành mà Ngài đã làm cho tôi? 13 Tôi sẽ cầm cái chén cứu rỗi, Mà cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va 14 Tôi sẽ trả xong cho Đức Giê-hô-va các sự tôi hứa nguyện, Tại trước mặt cả dân sự Ngài. 15 Sự chết của các người thánh. Là quí báu trước mặt Đức Giê-hô-va. 16 Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi thật là tôi tớ Ngài; Tôi là tôi tớ Ngài, con trai con đòi của Ngài; Ngài đã mở lòi tói tôi. 17 Tôi sẽ dâng của lễ thù ân cho Chúa, Và cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va. 18 Tôi sẽ trả xong cho Đức Giê-hô-va các sự tôi hứa nguyện, Tại trước mặt cả dân sự Ngài, 19 Trong hành lang của nhà Đức Giê-hô-va, Ở giữa Giê-ru-sa-lem. Ha-lê-lu-gia!".

DẪN NHẬP.

1/ Thi thiên 116 là một bài ca cảm tạ (the thanksgiving song) nói lên sự ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài đã cứu tác giả khỏi sự chết (praise the Lord for deliverance from death).

2/ Thi thiên 116 có thể được sáng tác bởi (it maybe have been written by):
(1) Một vị vua (by a king), vì trong câu nầy, tác giả đã xưng mình là đầy tớ của Đức Chúa Trời עֶבֶד [`ebed] (your servant), điều nầy có thể nhận biết ông là một người được Đức Chúa Trời xức dầu (the Lord's anointed) để làm vua, cũng như Vua Đa-vít  là một tôi tớ của Chúa.
(Thi 116:16) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi thật là tôi tớ Ngài; Tôi là tôi tớ Ngài, con trai con đòi của Ngài; Ngài đã mở lòi tói tôi".
(Thi 78:70) "Ngài cũng chọn Đa-vít là tôi tớ Ngài, Bắt người từ các chuồng chiên".
(2) Ngôn ngữ của Thi thiên 116 nhắc lại rất nhiều câu từ của những Thi thiên do Đa-vít đã sáng tác (its language echoes many of the psalms of David).
(3) Nhưng, vị vua đó cũng có thể là vua Ê-xê-chia (King Hezekiah), vì trong bài cầu nguyện cảm tạ Đức Chúa Trời của Ê-xê-chia khi ông được Chúa chữa lành được chép trong (Ê sai 38:9-20) có nhiều câu giống như Thi thiên 116.
(Ê-sai 38:9-20) "9 Nầy là lời chép của Ê-xê-chia, vua Giu-đa, khi đã lâm bịnh và được lành bịnh: 10 Tôi từng nói: Vậy thì, đang khi giữa trưa của đời tôi, tôi hầu vào cửa âm phủ, còn mấy năm thừa bị cất mất! 11 Tôi từng nói: Tôi sẽ chẳng thấy Đức Giê-hô-va nữa, là Đức Giê-hô-va ở trên đất người sống. Tôi chẳng còn thấy loài người ở cùng dân cư thế gian. 12 Nhà của tôi bị triệt đi, dời xa khỏi tôi như cái trại của người chăn chiên. Tôi cuốn đời tôi như thợ dệt cuốn vải nó; Chúa sẽ cắt tôi khỏi khung cửi; từ sáng đến tối, Chúa sẽ dứt mạng sống tôi! 13 Tôi làm thinh cho đến sáng mai: như Ngài đã xé cả xương tôi như sư tử vậy. Từ sáng đến tối, Chúa sẽ dứt mạng sống tôi! 14 Tôi rầm rì như chim hạc chim yến; gù như chim bò câu; mắt tôi nhìn trên cao nên nỗi mỏi. Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi đang cơn sầu khổ, xin Ngài bảo lãnh tôi. 15 Tôi còn nói gì? Ngài đã phán cùng tôi thì Ngài cũng đã làm thành việc nầy. Trọn đời tôi sẽ ăn ở cách khiêm nhường vì cớ trong lòng cay đắng. 16 Hỡi Chúa, người ta được sống là nhờ đó; thần linh tôi được sống cũng nhờ đó! Xin Chúa chữa lành tôi, khiến tôi được sống. 17 Nầy, sự rất cay đắng của tôi đã trở nên sự bình an! Chúa đã yêu thương linh hồn tôi, đem nó ra khỏi hầm hư nát; vì Chúa đã ném mọi tội lỗi tôi ra sau lưng Ngài. 18 Nơi âm phủ chẳng ngợi khen Ngài được, và sự chết chẳng tôn vinh Ngài được; những kẻ đã xuống mồ rồi chẳng còn trông cậy sự thành thật của Ngài nữa. 19 Duy kẻ sống, kẻ sống mới hay tôn vinh Ngài, như tôi làm ngày nay; kẻ làm cha sẽ cho con cái mình biết sự thành thật của Ngài. 20 Đức Giê-hô-va là Đấng cứu tôi! Trọn đời chúng tôi sẽ đàn và hát trong nhà Đức Giê-hô-va!".

3/ Thi thiên 113-118 được người Do thái hát như nghi lễ trong những lễ hội lớn thuộc về tôn giáo (used in Jewish liturgy at the great religious festival) như:
* Lễ vượt qua פֶּסַח [pecach] (Pass-over).
* Lễ các tuần שָׁבוּעַ [shabuwa`] (Weeks).
* Lễ lều tạm מִשְׁכָּן [mishkan] (Tabernacles).
* Lễ cung hiến đền thờ חֲנֻכָּא [chanukka'] (Dedication).
* Lễ trăng mới ראש חודש [rosh chodesh] (New-Moon).
Trong lễ Vượt qua, người Do thái hát Thi thiên 113-114 trước bữa ăn (sung before the meal) và hát Thi thiên 115-118 sau bữa ăn (after the meal).

4/ Mặc dầu, Thi Thiên 116 là một bài ca cảm tạ (the thanksgiving song) nói lên sự ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài đã giải cứu khỏi sự chết; nhưng cũng có một số nhà giải kinh lại tin rằng:
(1) Thi thiên 116 là bài hát nói lên niềm han hoan và sung sướng của buổi sáng phục sinh đầu tiên (the joy and gladness of the first Easter morning).
* Ngôi mộ trong vườn đã trống rỗng (the garden tomb is empty).
* Đấng Christ đã sống lại từ kẻ chết (Christ has been raised from the death) bởi vinh quang của Cha Ngài.
* Và bây giờ, Đức Chúa Giê su đang bật ra bài ca cảm tạ Đức Chúa Trời (a song of thanksgiving to God) vì lời cầu nguyện của Ngài đã được nhậm trong sự liên hệ đến sự phục sinh của Ngài.
(2) Lại cũng có người tin rằng: Thi thiên 116 là bài hát nói lên niềm vui của dân Y-sơ-ên được cứu khỏi cảnh nô lệ tại Ai cập. Trong đó:
* Đại từ nhân xưng số ít (the singular personal pronoun) trong Thi thiên 116 được dùng để chỉ về một tập thể (corporately).
* Và sự đề cập đến cái chết phải được hiểu như là một ám chỉ đến sự làm nô lệ tại Ai-cập (understood as alluding to the Egyptian bondage).

I/ TỪ SỰ NGUY HIỂM ĐẾN SỰ GIẢI CỨU (from danger to deliverance)

1/ Tác giả Thi thiên 116 nầy hầu như đã gần chết (almost died).
(Thi 116:3) "Dây sự chết vương vấn tôi, Sự đau đớn âm phủ áp hãm tôi, Tôi gặp sự gian truân và sự sầu khổ".
(1) Các dây sự chết (the cords of death)
(Thi 116:3a) "Dây sự chết vương vấn tôi
(a) Dây חֵבֶל [chebel] có các nghĩa sau:
* Dây cáp, dây thừng, dây chão (a cord, rope).
* Lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của một người thống trị (the extent of the land under the jurisdiction of a ruler).
* Cơn đau nhói đột ngột hoặc cảm giác xúc động đau đớn (sudden sharp pain of painful emotion).
* Cảm giác buồn phiền hoặc đau khổ do mất mát hoặc thất vọng (mental distress caused by loss or disappointment).
(b) Sự chết מָוֶת [maveth] (death) có các nghĩa sau:
* Thần chết (Death) được nhân hình hoá (personified).
* Vương quốc của người chết (realm of the dead).
* Tình trạng của sự chết (state of death).
* Nơi ở của người chết (place of death).
(c) Các dây sự chết (the cords of death) hay các dây âm phủ (the cords of grave) hay các lưới của sự chết (the snares of death) vẽ lên kinh nghiệm về sự nguy hiểm của con người bằng ngôn ngữ của thi thơ (depict experience in poetic figures of mortal danger).
(Thi 18:4-5) "4 Các dây sự chết đã vương vấn tôi, Lụt gian ác chảy cuộn làm cho tôi sợ hãi.5 Những dây Âm phủ đã vấn lấy tôi, Lưới sự chết hãm bắt tôi".
(II Sam 22:6-7) "6 Những dây của địa ngục đã vấn tôi, Lưới sự chết có hãm bắt tôi. 7 Trong cơn hoạn nạn tôi cầu khẩn Đức Giê-hô-va, Tôi kêu la cùng Đức Chúa Trời tôi. Ở nơi đền Ngài nghe tiếng tôi, Tiếng kêu cầu của tôi thấu đến tai Ngài".

2/ Sự đau đớn âm phủ (the anguish of the grave).
(Thi 116:3b) "Sự đau đớn âm phủ áp hãm tôi, Tôi gặp sự gian truân và sự sầu khổ".
(1) Sự đau đớn מֵצַר [metsar] (pains, distress, straits). Có các nghĩa sau:
* Sự đau đớn hoặc đau khổ về mặt tinh thần (mental suffering or distress).
* Tình trạng bị đau đớn hoặc khó ở về thể chất gây ra bởi chỗ bị thương hoặc do bịnh tật (the range of unpleasant bodily sensations produced by illness or harmful physical contact etc.).
* Nỗi đau khổ lớn lao, sự thương tiếc, khổ não (severe pain, sorrow, anguish, etc.).
* Nghĩa ẩn dụ (fig.): Tình trạng rắc rối, hoàn cảnh khó khăn, sự căng thẳng (difficulty, trouble, or stress).

(2) Latin "poena ": Sự đau đớn (pain). Có các nghĩa sau:
* Sự hình phạt (penalty). Một sự trừng phạt do đã vi phạm luật lệ, hoặc vi phạm hợp đồng (a punishment, esp. a fine, for a breach of law, contract etc.).
* Sự bất lợi, đau khổ hoặc phiền phức do một hành động, hoặc hoàn cảnh gây ra (a disadvantage, loss, etc., as a result of one's own actions).
(Sáng 3:16) "Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi".
(Gióp 6:10) "Vậy, tôi sẽ còn được an ủi, Và trong cơn đau đớn chẳng giản, Tôi sẽ vui mừng, bởi vì không có từ chối lời phán của Đấng Thánh".
(Ê sai 14:3) "Đến ngày mà Đức Giê-hô-va sẽ cho ngươi yên nghỉ, khỏi cơn buồn bực bối rối, và sự phục dịch nặng nề mà người ta đã bắt ép ngươi".
(Giê 30:15) "Sao ngươi kêu la vì vết thương mình? Sự đa đoan ngươi không phương chữa. Ấy là vì cớ sự gian ác ngươi dồn dập, tội lỗi ngươi thêm nhiều, mà ta đã làm cho những sự nầy".
(Ca 3:51) "Mắt tôi làm khổ linh hồn tôi, vì mọi con gái của thành tôi".

(b) Hy lạp (Greek) πόνος [ponos]: Sự đau đớn (pain); thống khổ (anguish).
* Sự rắc rối, nguy hiểm, đau đớn, lo âu lớn (great trouble).
* Sự đau đớn dữ dội về thể xác hoặc tinh thần (severe misery or mental suffering).
(Mat 8:5-6) "5 Khi Đức Chúa Jêsus vào thành Ca-bê-na-um, có một thầy đội đến cùng Ngài, 6 mà xin rằng: Lạy Chúa, đứa đầy tớ tôi mắc bịnh bại, nằm liệt ở nhà tôi, đau đớn lắm".
* Danh từ πόνος [ponos]: Sự đau đớn (pain) có nguồn gốc từ chữ πένης [penēs]: Người nghèo khổ, túng thiếu (the poor); người lao động quần quật, mệt nhọc (toil).
(II Cô 9:9) "như có chép rằng: Người đã rải ra, đã thí cho kẻ nghèo; Sự công bình của người còn đời đời".
(Khải 21:4) "Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết ,cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi".

(2) Âm phủ שְׁאוֹל [shĕ'owl] (hell, underworld, grave, pit).
(Thi 116:3b) "Sự đau đớn âm phủ áp hãm tôi, Tôi gặp sự gian truân và sự sầu khổ".
(a) Nghĩa đen (literally).
* Âm phủ (underworld). Nơi bên dưới đất để các hồn người chết ở (abode of the dead under the earth).
* Huyệt mộ (grave). Hố đào trong đất để chôn người chết (a trench dug in the ground to receive a coffin on burial).
* Địa ngục (hell). Nơi mà người ta tin rằng là nơi ở của ma quỉ và những kẻ ác độc sau khi chết ở (a place regarded as the abode of condemned sinners and Devils).
* Cảnh địa ngục (hell). Trạng thái hoặc nơi hết sức khổ cực và độc ác (a place or state of misery or wickedness).
* Âm phủ שְׁאוֹל [shĕ'owl] là tên gọi của Cựu ước để chỉ về nơi ở của người chết (the OT designation for the abode of the dead).
* Âm phủ שְׁאוֹל [shĕ'owl] Là nơi mà một người đã đến đó sẽ không thể quay trở lại (place of no return).
* Âm phủ שְׁאוֹל [shĕ'owl] là nơi kẻ ác bị giam vào đó để bị hình phạt (wicked sent there for punishment).
* Âm phủ שְׁאוֹל [shĕ'owl] là nơi mà một người công bình sẽ không bị bỏ vào đó (righteous not abandoned to it).
(b) Nghĩa bóng (fig.)
* Nơi của sự đày ải (of the place of exile).
* Âm phủ שְׁאוֹל [shĕ'owl] là sự thoái hoá cùng cực trong tội lỗi (of extreme degradation in sin).
* Tầng lớp cặn bã của xã hội (underworld). Bộ phận xã hội sống bằng tội ác và tệ lậu, thói hư tật xấu (the part of society comprising types who live by organized crime and immorality).
(c) Hy lạp (Greek) γέεννα [geenna]; La tinh (Latin) gehénna [gehenna]: Địa ngục (hell). Nơi của sự hình phạt đời đời (everlasting punishment).
* Nơi của sự sự dày vò, dằn vặt (place of torment). Nơi có sự đau đớn mãnh liệt cả về thể xác lẫn tinh thần (severe physical or mental suffering).
* Âm phủ là nơi của sự hình phạt trong tương lai (the place of the future punishment) thường được gọi là địa ngục hoặc hỏa ngục (Gehenna) hay cũng được gọi là lửa địa ngục (Gehenna of fire).
* Danh từ γέεννα [geenna] trong Hy lạp (Greek); và "gehénna" [gehenna] trong La tinh (Latin) đều có nguồn gốc từ chữ גַּיְא [gay'] הִנֹּם [Hinnom] (the Valley of Hinnom) theo ngôn ngữ Hy-bá-lai (Hebrew). Trong đó:
* Danh từ גַּיְא [gay']: Thung lũng (the valley), một thung lũng có những bậc tam cấp (a steep valley) hay hẻm núi hẹp (narrow gorge).
* Danh từ הִנֹּם [Hinnom] có nghĩa là sự than khóc (lamentation).
* Thung lũng Hi-nôn גַּיְא הִנֹּם [gay' Hinnom] mà người Hy lạp dịch theo phiên âm là γέεννα [geenna] và người La mã gọi là "gehénna" [gehenna].
* Trũng Hi-nôn (the Valley of Hinnom) hay còn gọi là trũng của các con trai của Hi-nôm (the Valley of the Sons of Hinnom) ở về phía Nam của thành Giê-ru-sa-lem (south of Jerusalem), nơi đầy dẫy sự bẩn thỉu, kinh tởm và những xác thú vật chết (where the filth and dead animals) của thành phố được vất bỏ để đốt (of the city were cast out and burned); một biểu tương thích hợp của những kẻ ác (a fit symbol of the wicked) và họ sẽ bị hủy diệt trong tương lai (and their future destruction).
(II Vua 23:10) "Người cũng làm ô uế Tô-phết tại trong trũng con cái Hi-nôm, hầu cho từ rày về sau, không ai được đưa con trai hay là con gái mình qua lửa cho Mo-lóc".
(Giê 7:31-32) "31 Chúng nó đã xây các nơi cao của Tô-phết, trong trũng của con trai Hi-nôm, đặng đốt con trai con gái mình trong lửa, ấy là điều ta chẳng từng dạy, là điều ta chẳng hề nghĩ đến. 32 Vậy nên, Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ sẽ không gọi là Tô-phết và trũng của con trai Hi-nôm nữa, mà gọi là trũng của sự chém giết; vì người ta sẽ chôn kẻ chết tại Tô-phết, cho đến thiếu chỗ chôn".
(Giê 19:6) "Vậy nên, Đức Giê-hô-va phán: Nầy, ngày đến, bấy giờ nơi nầy sẽ không gọi là Tô-phết, cũng không gọi là nơi trũng của con trai Hi-nôm nữa, mà là nơi trũng của sự đánh giết".
(Mat 5:22) "Song ta phán cho các ngươi: Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán; ai mắng anh em mình rằng: Ra-ca, thì đáng bị tòa công luận xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên, thì đáng bị lửa địa ngục hành phạt".
(Mat 5:29-30) "29 Vậy nếu con mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy móc mà quăng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể bị ném vào địa ngục. 30 Lại nếu tay hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy chặt mà liệng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể vào địa ngục".
(Mat 10:28) "Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục".
(Mat 18:8-9) "8 Nếu tay hay là chân ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, hãy chặt và ném nó cho xa ngươi đi; vì thà ngươi què chân hay là cụt tay mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ cả hai tay hay là hai chân mà bị quăng vào lửa đời đời. 9 Nếu con mắt ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, thì hãy móc mà ném cho xa ngươi đi; vì thà ngươi một mắt mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ hai mắt mà bị quăng vào lửa địa ngục".
(Mat 23:15) "Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi đi khắp dưới nước trên bộ để khuyên một người vào đạo mình; và khi đã khuyên được rồi, thì các ngươi làm cho họ trở nên người địa ngục gấp hai các ngươi".
(Gia 3:6) "Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy".
(d) Theo thần học Cơ đốc:
* Địa ngục (Hell) là chỗ của người gian ác sau khi chết ở, để chịu sự hình phạt đời đời (everlasting punishment).
(Mat 25:46) "Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời".
(Lu 10:15) "Còn mầy, thành Ca-bê-na-um, mầy sẽ được nhắc lên tận trời sao? Không, sẽ bị hạ xuống tới dưới Âm phủ!".
(Khải 20:13-15) "13 Biển đem trả những người chết mình chứa; Sự chết và Âm phủ cũng đem trả những người chết mình có. Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm. 14 Đoạn, Sự Chết và Âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. 15 Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa".

3/ Thi thiên 116 mô tả:
(1) Sự chết như đang siết chặt dây thừng của nó quanh ông (when death was tightening its ropes around him).
* Những sự đau đớn về thể lực tan rã ra đang hãm áp ông (the pangs of physical dissolution were laying hold of him).
* Khi ông đang chịu thống khổ vượt quá sự không tả (enduring agony beyond description).
(3) Thì ông đã kêu cầu Đức Chúa Trời giải cứu ông (he called to the Lord to deliver him).
(4) Và Đức Chúa Trời đã giải cứu ông khỏi sự chết (save him out of death).
(Thi 116:4) "Nhưng tôi kêu cầu danh Đức Giê-hô-va, rằng: Đức Giê-hô-va ôi! cầu xin Ngài giải cứu linh hồn tôi".
(Thi 116:8) "Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi chết".
(Thi 118:5) "Trong gian truân tôi cầu khẩn Đức Giê-hô-va; Đức Giê-hô-va bèn đáp lời tôi, để tôi nơi rộng rãi".
(Thi 9:12-13) "12 Vì Đấng báo thù huyết nhớ lại kẻ khốn cùng, Chẳng hề quên tiếng kêu của họ. 13 Đức Giê-hô-va ôi! xin thương xót tôi; Hỡi Đấng đem tôi lên khỏi cửa sự chết, Hãy xem sự gian nan tôi mắc phải tại vì kẻ ghét tôi".
(Thi 9:18" "Người thiếu thốn sẽ không bị bỏ quên luôn luôn, Và kẻ khốn cùng chẳng thất vọng mãi mãi".

4/ Tuy nhiên, sự bối rối của tác giả Thi thiên 116 cũng có thể là vì dân sự đã nói dối với ông (possibly because people lied to him).
(Thi 116:10-11) "10 Tôi tin, nên tôi nói. Tôi đã bị buồn thảm lắm. 11 Trong cơn bối rối tôi nói rằng: Mọi người đều nói dối".
(1) Buồn thảm עָנָה [`anah] (to be afflicted).
(Thi 116:10b) "Tôi đã bị buồn thảm lắm".
* Bị đau đớn, khổ sở, buồn phiền (be aflicted).
* Bị đối xử bất công, hoặc độc ác (to be depressed).
* Bị thất vọng, chán nản, buồn rầu (be downcast).
* Bị hạ bệ, đàn áp, dập tắt (to be put down, become low).
* Bị làm nhục, bị bẽ mặt (be humiliated).
* Cảm thấy hổ thẹn hoặc nhục nhã; hay bị hạ thấp phẩm cách hoặc lòng tự trọng (injured the dignity, or self-respect of).
* Bị ngã lòng (depressed). Buồn chán và không còn hăng hái nữa (dispirited or miserable).
(a) La tinh (Latin) "afflictare" (afflict): Làm khổ. Gây ra đau đớn về thể xác hoặc tinh thần (inflict bodily or mental suffering). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "ad" (addition): Cộng thêm vào; tăng thêm lên (increase); cường độ lớn (intensification).
* Động từ (verb) "fligere flict" (dash): Vỗ mạnh, đập mạnh, ném mạnh.
* Dừng, bãi bỏ, hoặc hủy bỏ ai bằng sức mạnh, hoặc quyền lực hay bằng vũ lực (suppressed by force or authority).
(Thi 10:9-10) "9 Hắn phục trong nơi kín đáo như sư tử trong hang nó; Hắn rình rập đặng bắt người khốn cùng; Khi hắn kéo kẻ khốn cùng vào lưới mình, thì đã bắt được nó rồi. 10 Hắn chùm hum, và cúi xuống, Kẻ khốn khổ sa vào vấu hắn".
(Thi 82:3) "Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình cho người buồn rầu và kẻ túng ngặt".

(2) Bối rối חָפַז [chaphaz] (fear, tremble, be terrified): Khiếp sợ, kinh hãi, run rẩy.
(Thi 116:11) "Trong cơn bối rối tôi nói rằng: Mọi người đều nói dối".
* Run lên một cách không chủ động do sợ hãi, lạnh hoặc yếu đuối (shake involuntarily from fear, excitement, weakness).
* Rất lo lắng và xúc động (be in a state of extreme apprehension).
* Cảm thấy khiếp sợ và kinh hãi (dreadful, awful).
* Một cảm giác khó chịu gây ra bởi sự nguy hiểm, đau đớn đang gần kề hoặc kỳ vọng rằng sẽ xảy ra (an unpleasant emotion caused by exposure to danger; expectation of pain etc.).
(Thi 31:22) "Trong cơn bối rối tôi nói rằng: Tôi bị truất khỏi trước mặt Chúa. Nhưng khi tôi kêu cầu cùng Chúa, Chúa bèn nghe tiếng nài xin của tôi".
(a) La tinh (Latin) "terribilis / terrère": Hoảng sợ (fill with fright / become frightened).
(b) Hy lạp (Greek) πτοέω [ptoeō]: Hoảng sợ (frighten). Có các nghĩa sau:
* Đe dọa, làm cho sợ hãi (terify);
(II Cô 10:9) "song tôi chẳng muốn làm bộ dọa anh em bằng thơ từ của tôi".
* Được dùng ở thụ động cách (in the passive voice): Tung bay (fly away); bị kinh khiếp (be terrified); hoảng sợ, hốt hoảng (scare).
(Lu 21:9) "Lại khi các ngươi nghe nói về giặc giã loạn lạc, thì đừng kinh khiếp, vì các điều đó phải đến trước; nhưng chưa phải cuối cùng liền đâu".
(Lu 24:37) "Nhưng môn đồ đều sửng sốt rụng rời, tưởng thấy thần".

(3) Nói dối כָּזַב [kazab] (to lie / deceive): Đánh lừa.
(Thi 116:11) "Trong cơn bối rối tôi nói rằng: Mọi người đều nói dối".
(a) Động từ כָּזַב [kazab]: Nói dối (to lie). Có các nghĩa sau:
* Đưa ra một lời nói mà người ta biết là không thật (an intentionally false statement).
* Nói một lời dối trá với (tell a lie with).
* Cố ý làm cho ai tin điều gì không có thật để khiến cho người đó làm cái gì không đúng (make a person believe what is false, mislead purposely).
(Thi 116:11) "Trong cơn bối rối tôi nói rằng: Mọi người đều nói dối".
(Thi 5:9) "Vì nơi miệng chúng nó chẳng có sự thành tín; Lòng chúng nó chỉ là gian tà; Họng chúng nó là huyệt mả mở ra; Lưỡi chúng nó đầy dẫy điều dua nịnh".
(Thi 35:11) "Những chứng gian dấy lên, Tra hỏi những việc tôi không biết đến".
(Thi 109:2-3) "2 Vì miệng kẻ ác và miệng kẻ gian lận Hả ra nghịch tôi: Chúng nó nói nghịch tôi bằng lưỡi láo xược. 3 Vây phủ tôi bằng lời ghen ghét, Và tranh đấu với tôi vô cớ".
(b) Hy lạp (Greek) ψεύστης [pseustēs] Người nói dối (a liar).
* Một người phá vỡ sự tin cậy (one who breaks faith).
* Một người xảo trá và lật lọng (a false and faithless man).
(Rô 3:4b) "Thà xưng Đức Chúa Trời là thật và loài người là giả dối, như có chép rằng: Ấy vậy Chúa sẽ được xưng công bình trong lời phán của Ngài, Và sẽ được thắng khi chịu xét đoán".
(c) La tinh (Latin) "decipere": Sự lừa đối, lừa đảo, dối trá, lừa lọc (deceit). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "de": Ngược lại, hoặc phủ định (removal or reversal).
* Động từ (verb) "capere: Làm (take).
* Hành động hoặc tuyên bố bất lương, giả dối, đặc biệt là để che đậy một sự thật (a dishonest or misleading, esp. by concealing the truth).
(Giê 9:3-5) "3 Chúng nó giương lưỡi mình như cái cung, đặng phát lời dối trá ra. Chúng nó ở trong xứ là mạnh lớn, mà chẳng làm sự chân thật; bởi chúng nó làm ác càng thêm ác, và chẳng nhìn biết ta, Đức Giê-hô-va phán vậy. 4 Ai nấy phải giữ gìn về người lân cận mình, chớ tin cậy một người nào trong vòng anh em mình; vì mỗi người anh em sẽ lừa phỉnh anh em lắm, mỗi người lân cận đều đi dạo nói xấu. 5 Ai nấy gạt gẫm kẻ lân cận mình, chẳng nói sự chân thật. Chúng nó luyện tập lưỡi mình mà nói dối, chăm chỉ làm điều ác".
(Mi-chê 6:12) "Vì những kẻ giàu của thành nầy đầy sự cường bạo, dân cư nó dùng sự nói dối, và trong miệng chúng nó có lưỡi hay phỉnh phờ".

4/ Nhưng khi ông đã kêu xin cùng Đức Chúa Trời (cried out to the Lord), thì Ngài đã giải cứu ông (the Lord saved Him).
(Thi 116:8) "Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi chết, Mắt tôi khỏi giọt lệ, Và chân tôi khỏi vấp ngã".

(1) Giải cứu חָלַץ [chalats]: Giải thoát (to rescue, deliver, set free).
(Thi 116:8a) "Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi chết".
* Cứu hoặc đưa ai ra khỏi sự công kích, giam cầm, nguy hiểm hoặc sự thiệt hại (save or set free or bring away from attack, custody, danger, or harm).
* Làm cho cái gì biến mất khỏi ai (cause to be no longer or available; take away).
* Chuyển nhà hoặc nơi cư trú (change one's home or place of residence).
(2) La tinh (Latin) "reecutere" (rescue). Giải thoát, cứu, giúp đỡ. Gồm:
(a) Tiền tố (pref.) "re": Trở lại tình trạng trước đây (with return to a previous state).
(b) Động từ (verb) "excutere": Mở, trải ra, giũ (shake out); ném xa (discard).
(3) Hy lạp (Greek) ῥύομαι [rhyomai] (to rush or draw; save; rescue; deliver). Có các nghĩa sau:
* Cứu hoặc giải thoát ai ra khỏi nguy hiểm, hoặc nơi giam cầm (save or set free from danger or custody).
* Bảo vệ hoặc giải cứu cho ai khỏi sự nguy hiểm hoặc sự tổn hại (protect or deliver from danger or harm).
(Mat 6:13) "Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. A-men".
(II Tim 4:18) "Chúa sẽ giải thoát ta khỏi mọi điều ác và cứu vớt ta vào trong nước trên trời của Ngài. Nguyền xin sự vinh hiển về nơi Ngài muôn đời không cùng! A-men".
(II Pet 2:9) "thì Chúa biết cứu chữa những người tin kính khỏi cơn cám dỗ, và hành phạt kẻ không công bình, cầm chúng nó lại để chờ ngày phán xét".

(2) Linh hồn נֶפֶשׁ [nephesh] (soul).
(Thi 116:8a) "Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi chết".
(a) Linh hồn נֶפֶשׁ [nephesh] có các nghĩa sau:
* Hữu thể bên trong của con người (the inner being of man).
(Hê 6:19) "Chúng ta giữ điều trông cậy nầy như cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt, thấu vào phía trong màn".
* Một cá nhân (an individual).
(Ê-xê-chi-ên 18:4) "Nầy, mọi linh hồn đều thuộc về ta; linh hồn của cha cũng như linh hồn của con, đều thuộc về ta; linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết".
* Hữu thể sống (living being).
(Lu 12:20) "Song Đức Chúa Trời phán cùng người rằng: Hỡi kẻ dại! Chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại; vậy những của cải ngươi đã sắm sẵn sẽ thuộc về ai?".
* Hữu thể sống với sự sống trong máu (living being with life in the blood).
* Chính bản thân (the man himself, self, person or individual).
(Châm 10:30) "Kết quả của người công bình giống như cây sự sống; Người khôn ngoan có tài được linh hồn người ta".
* Trung tâm của những sự thèm khát (seat of the appetites); hoạt động của tâm trí (activity of mind); hoạt động của ý chí (activity of the will).
(Thi 42:1-2) "Đức Chúa Trời ôi! linh hồn tôi mơ ước Chúa, Như con nai cái thèm khát khe nước".
(Thi 103:1-2) "1 Hỡi linh hồn ta, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca tụng danh thánh của Ngài! 2 Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, Chớ quên các ân huệ của Ngài".
* Phần tinh thần hoặc phi vật chất của con người, thường được coi như là bất tử (the spiritual or immaterial part of a human being, often regarded as immortal).
(Sáng 35:19) "18 Vả, bởi Ra-chên gần trút linh hồn, vì đang cơn hấp hối, nên người đặt đứa con trai đó tên là Bê-nô-ni; còn cha nó lại đặt tên là Bên-gia-min. 19 Vậy, Ra-chên qua đời, được chôn bên con đường đi về Ê-phơ-rát, tức là Bết-lê-hem".
(Thi 16:10) "Vì Chúa sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi trong âm phủ, Cũng không để cho người thánh Chúa thấy sự hư nát".
* Bản chất của một người bao gồm đạo đức, cảm xúc, hay thông minh (the moral or emotional or intellectual nature of a person).
(Truyền 3:20-21) "20 Cả thảy đều qui vào một chỗ; cả thảy do bụi đất mà ra, cả thảy sẽ trở về bụi đất. 21 Ai biết hoặc thần của loài người thăng lên, hoặc hồn của loài thú sa xuống dưới đất?".
(b) Tuy nhiên, chữ linh hồn נֶפֶשׁ [nephesh] trong Thi thiên 116 không có ý đề cập đến một khía cạnh thuộc linh (not a spiritual aspect) khác với khía cạnh thuộc về vật chất (in distinction from the physical); cũng không phải là bản chất bên trong của tác giả Thi thiên116 (nor the psalmist's inner being) khác với bản chất bên ngoài (from his outer being); nhưng là chính con người của tác giả (but his very self as a personal being).
(Thi 6:3-4) "3 Đức Giê-hô-va ôi! linh hồn tôi cũng bối rối quá đỗi; Còn Ngài, cho đến chừng nào? 4 Lạy Đức Giê-hô-va, xin hãy trở lại, giải cứu linh hồn tôi; Hãy cứu tôi vì lòng nhân từ Ngài".
(Thi 56:12-13) "12 Hỡi Đức Chúa Trời, điều tôi hứa nguyện cùng Chúa vẫn ở trên mình tôi; Tôi sẽ dâng của lễ thù ân cho Chúa. 13 Vì Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi chết: Chúa há chẳng giữ chân tôi khỏi vấp ngã, Hầu cho tôi đi trước mặt Đức Chúa Trời trong sự sáng của sự sống?".
(Thi 86:12-13) "12 Hỡi Chúa, là Đức Chúa Trời tôi, tôi hết lòng ngợi khen Chúa, Tôn vinh danh Chúa đến mãi mãi. 13 Vì sự nhân từ Chúa đối cùng tôi rất lớn, Và Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi âm phủ sâu hơn hết".
(c) Hy-lạp (Greek) ψυχή [psychē]: Hơi thở (breath); linh hồn (soul). Có các nghĩa sau đây:
* Một hữu thể sống động (a living being).
* Một linh hồn sống (a living soul).
* Hơi sự sống (the breath of life).
* Trung tâm của các cảm xúc, các dục vọng, các cảm giác yêu thích hoặc ganh ghét (the seat of the feelings, desires, affections, aversions).
(Lu 1:46) "Ma-ri bèn nói rằng: Linh hồn tôi ngợi khen Chúa".
* Phần tinh thần hoặc phi vật chất của con người, thường được coi như là bất tử (the spiritual or immaterial part of a human being, often regarded as immortal).
* Linh hồn như là một bản chất khác với thân thể và nó không bị tan biến bởi sự chết (the soul as an essence which differs from the body and is not dissolved by death); linh hồn biểu lộ những phẩm chất đặc sắc khác với các phần khác của thân thể (distinguished from other parts of the body).
(I Phi 2:11) "Hỡi kẻ rất yêu dấu, anh em như người ở trọ, kẻ đi đường, tôi khuyên phải kiêng những điều xác thịt ưa thích, là điều chống trả với linh hồn".
(d) La tinh "animátio -ónis": Sự sống (life); Hơi thở (breath).
* Danh từ "animátio -ónis" do động từ "animalis": Có hơi thở (having breath); và danh từ "anima": Hơi thở (breath). Do đó, danh từ "animátio -ónis". Có các nghĩa sau:
* Tình trạng vẫn còn đang sống (the state of being alive).
* Bản chất đem lại sự sống của một người (the vital animating essence of a person).
* Sự tồn tại của một người như một cá thể sống động (a person's state of existence as a living individual).
(Mat 10:28) "Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục".
(Mác 8:36) "Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?".

5/ Sự chết của người tin Chúa (the death of a believer) thì quí giá đối với Đức Chúa Trời (precious to the Lord).
(Thi 116:15) "Sự chết của các người thánh. Là quí báu trước mặt Đức Giê-hô-va".
(1) Ngài sẽ không cho phép nó xảy ra như là một sự tình cờ (merely an accident).
(Khải 21:4) "Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết ,cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi".
(2) Điều nầy không có nghĩa là Đức Chúa Trời vui thích về sự chết của một người thuộc về Ngài. Hơn thế, nó có nghĩa là:
* Ngài đánh giá cao những người thuộc về Chúa rất nhiều (He values His own so much), đến nỗi Ngài sắp xếp trước cái chết của người tín đồ (He makes death an appointment).
* Nó là một phần của một chương trình yêu thương (it is a part of a loving plan).
(Thi 31:15) "Kỳ mạng tôi ở nơi tay Chúa; Xin giải cứu tôi khỏi tay kẻ thù nghịch, và khỏi tay kẻ bắt bớ tôi".
(Thi 139:16) "Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi; Số các ngày định cho tôi, Đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy".
(3) Sự chết của các người thánh là quí báu trước mặt Đức Giê-hô-va:
* Không có nghĩa của được đánh giá cao (not in sense of highly valued).
* Nhưng có nghĩa được bảo vệ một cách cẩn thận (carefully watched over).
(Thi 72:14) "Người sẽ chuộc linh hồn họ khỏi sự hà hiếp và sự hung bạo; Cũng sẽ xem huyết họ là quí báu".
(4) Bởi vì Đức Chúa Trời đã kể sự sống của tôi là quí báu (counted my life precious), tôi dâng lên Ngài những sự biểu lộ của lòng mộ đạo của tôi (I offer Him the expressions of my devotion).
(Thi 116:17-18) "17 Tôi sẽ dâng của lễ thù ân cho Chúa, Và cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va. 18 Tôi sẽ trả xong cho Đức Giê-hô-va các sự tôi hứa nguyện, Tại trước mặt cả dân sự Ngài".

II/ TỪ BỎ BỐI RỐI LO ÂU ĐẾN SỰ YÊN NGHỈ (from agitation to rest).
(Thi 116:7) "Hỡi linh hồn ta, hãy trở về nơi an nghỉ ngươi; Vì Đức Giê-hô-va đã hậu đãi ngươi".
1/ Tác giả Thi thiên 116 bị bao vây bởi những sự đau đớn của cái chết (the pains of death) và sự lo lắng về tương lai mình (worried about his future).
(Gióp 3:25-26) "25 Vì việc tôi sợ hãi đã thấu đến tôi; Điều tôi kinh khủng lại xảy ra cho tôi. 26 Tôi chẳng được an lạc, chẳng được bình tịnh, chẳng được an nghỉ; Song nỗi rối loạn đã áp đến!".

2/ Nhưng Đức Chúa Trời ban cho ông sự yên nghỉ (the Lord gave him rest).
(Thi 116:7) "Hỡi linh hồn ta, hãy trở về nơi an nghỉ ngươi; Vì Đức Giê-hô-va đã hậu đãi ngươi".
(1) Sự yên nghỉ מָנוֹחַ [manowach]: Sự nghỉ ngơi (rest); yên tịnh, yên lặng (be quiet).
(a) Danh từ מָנוֹחַ [manowach] (rest) do động từ נוּחַ [nuwach] (to rest, repose).
(b) Một đôi khi động từ נוּחַ [nuwach]: Yên nghỉ (to rest) được nhiều người xem như là một từ đồng nghĩa (as a synonym) với động từ שַׁבָּת [shabbath]: Nghỉ, ngừng, hoặc dừng (to cease, to rest). Nhưng:
* Động từ נוּחַ [nuwach] nhấn mạnh đến sự yên nghỉ khỏi công việc (rest from work).
(Xuất 20:11) "vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh".
* Thì động từ שַׁבָּת [shabbath] lại nhấn mạnh đến sự kết thúc hay ngừng hoặc dừng làm việc (to cease from work).
(Sáng 2:3) "Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi".
(2) La tinh (Latin) "restare": Nghỉ yên, yên tâm, an tịnh (rest). Gồm:
(a) Tiền tố (pref.) "re": Sự thôi làm việc (retirement);
(b) Động từ (verb) "stare": Đứng yên (to stand).
(Châm 29:17) "Hãy sửa phạt con người, thì nó sẽ ban sự an tịnh cho người, Và làm cho linh hồn người được khoái lạc".
(3) Hy lạp (Greek) ἀναπαύω [anapauō]: Yên nghỉ, yên lòng (rest, refresh).
* Sự tạm dừng sự hoạt động, sự kích động hay công việc cực nhọc (the cessation of activity or excitement or toil).
* Tình trạng yên tĩnh hoặc yên lặng (a peaceful or quiescent state).
* Lấy lại sức khỏe bằng sự nghỉ ngơi (refresh with rest).
* Khiến cho hoặc cho phép một người ngừng bất cứ sự vận động hoặc lao động nào nhằm mục đích khôi phục và trấn tỉnh lại sức khỏe (to cause or permit one to cease from any movement or labour in order to recover and collect his strength).
(Mat 11:28) "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ".
(II Cô 2:13) "mà vì tôi không gặp anh em tôi là Tít, nên chẳng được yên lòng. Vậy sau khi từ giã các tín đồ, thì tôi qua xứ Ma-xê-đoan".
(Khải 14:10-11) "10 thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu thạnh nộ không pha của Đức Chúa Trời rót trong chén thạnh nộ Ngài; và sẽ chịu đau đớn trong lửa và diêm ở trước mặt các thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. 11 Khói của sự đau đớn chúng nó bay lên đời đời. Những kẻ thờ lạy con thú và tượng nó, cùng những kẻ chịu dấu của tên nó ghi, thì cả ngày lẫn đêm không lúc nào được yên nghỉ".

III/ TỪ SỰ CẦU XIN ĐẾN SỰ NGỢI KHEN (from prayer to praise).
(Thi 116:17-19) "17 Tôi sẽ dâng của lễ thù ân cho Chúa, Và cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va. 18 Tôi sẽ trả xong cho Đức Giê-hô-va các sự tôi hứa nguyện, Tại trước mặt cả dân sự Ngài, 19 Trong hành lang của nhà Đức Giê-hô-va, Ở giữa Giê-ru-sa-lem. Ha-lê-lu-gia!".

1/ Hãy chú ý đến những sự khẳng định quả quyết của Thi 116:17-19 (note these assertions)
(1) Tôi sẽ bước đi הָלַךְ [halak] (I will walk).
(Thi 116:9) "Tôi sẽ đi trước mặt Đức Giê-hô-va Trong đất kẻ sống".
(2) Tôi sẽ dâng của lễ cảm tạ זָבַח [zabach] (I will offer... the sacrifice of thanksgiving).
(Thi 116: 17) "Tôi sẽ dâng của lễ thù ân cho Chúa, Và cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va"
(3) Tôi sẽ trả các lời thề nguyện của tôi נֶדֶר [neder] (I will pay my vows).
(Thi 116:18) "Tôi sẽ trả xong cho Đức Giê-hô-va các sự tôi hứa nguyện, Tại trước mặt cả dân sự Ngài".
(4) Tôi sẽ cầu khẩn קָרָא [qara'] (I will call upon) cùng Ngài trọn đời tôi.
(Thi 116:2) "Tôi sẽ cầu khẩn Ngài trọn đời tôi, Bởi vì Ngài có nghiêng tai qua tôi".

2/ Ngợi khen (praise) là sự đáp lại hợp lý (the logical response) khi mà lời cầu nguyện của bạn đã được Đức Chúa Trời nhậm (answered prayer) và vì Ngài đã giúp đỡ bạn vượt qua những khó khăn (seen you through your difficulties).

3/ Ha-lê-lu-gia יָ֨הּ הַ֥לְלוּ [halal Yahh]: Ngợi khen Đức-Giê-Hô-Va. Gồm:
(a) Động từ הָלַל [halal] (praise):
* Đây là động từ mà người Do thái thường xử dụng để ngợi khen Đức Chúa Trời (usually used in reference to the praise of God).
* Các Thi thiên từ 113 đến 118  theo truyền thống được gọi là các Thi thiên ngợi khen (the Hallel Psalms).
* Động từ הָלַל [halal] (praise) có các nghĩa sau:
+ Chiếu sáng (to shine). Phát ra ánh sáng hoặc phản chiếu ánh sáng (emit or reflect light).
+ Chớp sáng (to flash forth light). Phát ánh sáng loé lên trong chốc lát (cause to emit or reflect light, suddenly, or intermittently).
+ Ca ngợi, tán dương (to praise). Biểu lộ sự đồng tình, thán phục (express warm approval or admiration of).
+ Tôn vinh Đức Chúa Trời bằng lời nói (glorify God in words).
(b) Danh từ יָהּ [Yahh]: Tên gọi riêng của Đức Giê Hô va (proper name of Jehovah).
* Danh từ Gia (Jah) là hình thức rút ngắn của Giê Hô Va יְהֹוָה [Yĕhovah] (Jehovah in the shortened form) có nghĩa là Đấng tự hữu (Jehovah =  the existing One or the self-Existent).
* Danh xưng Đức Giê Hô Va יְהֹוָה [Yĕhovah] chỉ được phát âm với các phụ âm YHWH (unpronounced except with the vowel pointings)
* Danh xưng Đức Giê Hô Va יְהֹוָה [Yĕhovah] là tên riêng của Đức Chúa Trời Đấng chân thần độc nhất (the proper name of the one true God).

KẾT LUẬN.

1/ Thi thiên 116 nối kết chặt chẽ với Thi thiên 115:17-18.
(Thi 115:17-18) 17 Kẻ chết hoặc kẻ xuống cõi nín lặng chẳng ngợi khen Đức Giê-hô-va. 18 Nhưng chúng tôi sẽ ngợi khen Đức Giê-hô-va, Từ bây giờ cho đến đời đời. Ha-lê-lu-gia!".
(1) Thi thiên 116 nói về sự khuây khỏa của tác giả (the psalmist 's relief) khi đương đầu với sự chết (encounter with death) và sau đó ông ngợi khen Đức Chúa Trời.
(2) Chỉ có ba Thi thiên 115, 116 và 117 kết thúc với cụm từ Ha-lê-lu-gia יָ֨הּ הַ֥לְלוּ [halal Yahh].
(Thi 115:18) "Nhưng chúng tôi sẽ ngợi khen Đức Giê-hô-va, Từ bây giờ cho đến đời đời. Ha-lê-lu-gia!".
(Thi 116:18-19) "18 Tôi sẽ trả xong cho Đức Giê-hô-va các sự tôi hứa nguyện, Tại trước mặt cả dân sự Ngài, 19 Trong hành lang của nhà Đức Giê-hô-va, Ở giữa Giê-ru-sa-lem. Ha-lê-lu-gia!".
(Thi 117:1-2) "1 Hỡi các nước, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va; Hỡi các dân, khá ca tụng Ngài! 2 Vì sự nhân từ Ngài rất lớn cho chúng ta; Sự chân thật Đức Giê-hô-va còn đến đời đời. Ha-lê-lu-gia!".

2/ Trong Thi 116:1-11, tác giả đã xoắn vào nhau giữa:
(a) Lòng biết ơn Đức Chúa Trời (his  gratitude to the Lord) vì Ngài đã giải cứu ông khỏi một kinh nghiệm gần kề sự chết (for delivering him from his near-death experience).
(Thi 116:1-2) "1 Tôi yêu mến Đức Giê-hô-va, vì Ngài nghe tiếng tôi, Và lời nài xin của tôi. 2 Tôi sẽ cầu khẩn Ngài trọn đời tôi, Bởi vì Ngài có nghiêng tai qua tôi".
(Thi 116:5-7) "5 Đức Giê-hô-va hay làm ơn, và là công bình; Đức Chúa Trời chúng ta có lòng thương xót. 6 Đức Giê-hô-va bảo hộ người thật thà; Tôi bị khốn khổ, Ngài bèn cứu tôi. 7 Hỡi linh hồn ta, hãy trở về nơi an nghỉ ngươi; Vì Đức Giê-hô-va đã hậu đãi ngươi".
(Thi 116:9) "Tôi sẽ đi trước mặt Đức Giê-hô-va Trong đất kẻ sống".
(b) Với sự phát hoạ của những sự phản ứng của ông trải qua kinh nghiệm nầy (with a delineation of his reactions during that experience).
(Thi 116:3-4) "3 Dây sự chết vương vấn tôi, Sự đau đớn âm phủ áp hãm tôi, Tôi gặp sự gian truân và sự sầu khổ. 4 Nhưng tôi kêu cầu danh Đức Giê-hô-va, rằng: Đức Giê-hô-va ôi! cầu xin Ngài giải cứu linh hồn tôi".
(Thi 116:8) "Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi chết, Mắt tôi khỏi giọt lệ, Và chân tôi khỏi vấp ngã".
(Thi 116:10-11) "10 Tôi tin, nên tôi nói. Tôi đã bị buồn thảm lắm 11 Trong cơn bối rối tôi nói rằng: Mọi người đều nói dối".

3/ Các câu còn lại của Thi 116, tác giả loan báo sự cam kết của ông là sẽ:
(1) Hoàn thành các lời hứa nguyện của ông (to carry out his vows).
(2) Dâng của lễ cảm tạ (to offer a sacrifice of thanksgiving).
(3) Ngợi khen Đức Chúa Trời giữa công chúng (to praise the God publicly).
(Thi 116:12-19) "12 Tôi sẽ lấy gì báo đáp Đức Giê-hô-va Về các ơn lành mà Ngài đã làm cho tôi? 13 Tôi sẽ cầm cái chén cứu rỗi, Mà cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va 14 Tôi sẽ trả xong cho Đức Giê-hô-va các sự tôi hứa nguyện, Tại trước mặt cả dân sự Ngài. 15 Sự chết của các người thánh. Là quí báu trước mặt Đức Giê-hô-va. 16 Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi thật là tôi tớ Ngài; Tôi là tôi tớ Ngài, con trai con đòi của Ngài; Ngài đã mở lòi tói tôi. 17 Tôi sẽ dâng của lễ thù ân cho Chúa, Và cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va. 18 Tôi sẽ trả xong cho Đức Giê-hô-va các sự tôi hứa nguyện, Tại trước mặt cả dân sự Ngài, 19 Trong hành lang của nhà Đức Giê-hô-va, Ở giữa Giê-ru-sa-lem. Ha-lê-lu-gia!".
 


Mục Sư Trương Hoàng Ứng