(Thi 101:1-8) "1 Tôi sẽ hát xướng về sự nhân từ và sự công bình; Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi sẽ hát ngợi khen Ngài. 2 Tôi sẽ ăn ở cách khôn ngoan trong đường trọn vẹn; Ồ! Chúa chừng nào sẽ đến cùng tôi? Tôi sẽ lấy lòng trọn vẹn mà ăn ở trong nhà tôi. 3 Tôi sẽ chẳng để điều gì đê mạt trước mặt tôi; Tôi ghét công việc kẻ bất-trung: Việc ấy sẽ không dính vào tôi. 4 Lòng gian tà sẽ lìa khỏi tôi; Tôi sẽ chẳng biết sự ác. 5 Tôi sẽ diệt kẻ lén nói hành người lân cận mình; Còn kẻ nào có mắt tự cao và lòng kiêu ngạo, tôi chẳng chịu cho nổi. 6 Mắt tôi sẽ chăm xem người trung tín trong xứ. Hầu cho họ ở chung với tôi; Ai đi theo đường trọn vẹn, nấy sẽ hầu việc tôi. 7 Kẻ nào phỉnh gạt sẽ chẳng được ở trong nhà tôi; Người nói dối sẽ không đứng nổi trước mặt tôi. 8 Mỗi buổi mai tôi sẽ diệt hết thảy kẻ dữ trong xứ, Đặng truất mọi kẻ làm ác khỏi thành Đức Giê-hô-va".

DẪN NHẬP.

1/ Thi thiên 101 là một lời hứa trịnh trọng của một vị vua (a king's pledge) sẽ cai trị cách công chính (to reign righteously).
(II Vua 23:3) "Vua đứng trên tòa, lập giao ước trước mặt Đức Giê-hô-va, hứa đi theo Đức Giê-hô-va, hết lòng hết ý gìn giữ những điều răn, chứng cớ, và luật lệ của Ngài, và làm hoàn thành lời giao ước đã chép trong sách này. Cả dân sự đều ưng lời giao ước ấy".

2/ Nếu tác giả là Đa vít như đã được ghi trên đầu bài, thì Thi thiên nầy được Đa vít sáng tác để cho Sa lô môn xử dụng trong lễ đăng quang của ông (composed for Solomon's use at his coronation).
(I Vua 2:2-4) "2 Ta hầu đi con đường chung của cả thế gian, khá mạnh dạn và nên người trượng phu! 3 Hãy giữ điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời muốn con giữ, để đi trong đường lối Ngài, gìn giữ những luật pháp, điều răn, mạng lịnh, và sự dạy dỗ của Ngài, y như đã chép trong luật pháp của Môi-se, hầu cho con làm điều chi hay là đi nơi nào cũng đều được thành công, 4 và Đức Giê-hô-va sẽ làm ứng nghiệm lời Ngài đã phán về ta, rằng: Nhược bằng các con trai ngươi cẩn thận về đường lối mình, hết lòng, hết ý theo lẽ thật mà đi ở trước mặt ta, thì ngươi sẽ chẳng hề thiếu người ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên".
(II Sam 23:3-5) "3 Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã phán, Hòn Đá lớn của Y-sơ-ra-ên đã phán cùng ta rằng: Người nào cai trị loài người cách công bình, Cách kính sợ Đức Chúa Trời, 4 Thì sẽ giống như sự chói lòa buổi sáng, khi mặt trời mọc, Khác nào một buổi sớm mai chẳng có mây; Các ánh sáng nó làm cho cây cỏ bởi đất nảy ra sau khi mưa. 5 Nhà ta dầu chẳng phải như vậy trước mặt Đức Chúa Trời, Song Ngài đã lập với ta một giao ước đời đời, Vững bền trong mọi sự và chắc chắn. Vì đó là cả sự cứu rỗi và cả sự ước ao ta, Dẫu Ngài không làm cho điều đó nẩy nở ra".

3/ Những kỳ vọng của Đa vít (David's aspiration) cho đời sống riêng tư và trước công chúng (his private and public) đã vượt ngoài tầm những thành tựu của chính bản thân ông.
Nhưng những mục tiêu mà ông đề ra (the goals he set for) cho nhà mình và vương quốc mình (his house and kingdom) sẽ được thực hiện một cách đầy đủ bởi Đức Chúa Giê su khi Ngài đến để ngồi trên Ngai của Đa vít (David' s throne). Thật vậy, chỉ có Đấng Christ, con cháu của Đa vít (the great son of David) mới làm ứng nghiệm hoàn toàn các lời cam kết nầy.

I/ SỰ XÁC ĐỊNH VÀ SỰ HIẾN DÂNG LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THI THIÊN 101 (determination and dedication characterize this psalm). Trong Thi thiên 101, Đa vít đã lập lại 9 lần "tôi sẽ" và 6 lần "Ngài sẽ" hoặc "họ sẽ".

1/ Đa vít muốn một tấm lòng trọn vẹn (He wanted a perfect heart).
(Thi 101:2) "Tôi sẽ ăn ở cách khôn ngoan trong đường trọn vẹn; Ồ! Chúa chừng nào sẽ đến cùng tôi? Tôi sẽ lấy lòng trọn vẹn mà ăn ở trong nhà tôi".
(Thi 101:6) "Mắt tôi sẽ chăm xem người trung tín trong xứ. Hầu cho họ ở chung với tôi; Ai đi theo đường trọn vẹn, nấy sẽ hầu việc tôi".
* Đa vít đã đề cập đến một số đặc điểm (some of the features) mà ông ước ao có cho đời sống của ông (his personal life).
* Ông quyết tâm đi theo đúng "đường lối trọn ven"; tức là cư xử thật đúng theo những lời dạy của Chúa, đến nỗi sẽ không có cơ sở hữu lý nào để quở trách (no justifiable grounds of reproach).
* Ông cương quyết bước đi với sự trung thực ngay trong nhà của ông (within his house). Trong đời sống tại gia đình, ông sẽ hành động công bình và thành thật. Với ông không có sự bịt bợm và hai mặt (no hanky-panky and no two-facedness for him).
(Thi 101:2) "Tôi sẽ ăn ở cách khôn ngoan trong đường trọn vẹn; Ồ! Chúa chừng nào sẽ đến cùng tôi? Tôi sẽ lấy lòng trọn vẹn mà ăn ở trong nhà tôi".

(1) Trọn vẹn תָּמִים [tamiym] (perfect / complete): Hoàn toàn, hoàn thiện, hoàn chỉnh, hoàn hảo.
* Không có tì vít, không có vết bẩn (without blemish or spot) làm hỏng vẻ đẹp và vẻ hoàn thiện (spoil the beauty or perfect of).
(Sáng 17:1) "Khi Áp-ram được chín mươi chín tuổi, thì Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời toàn năng; ngươi hãy đi ở trước mặt ta làm một người trọn vẹn".
(2) Latin "sincerus"; Hy lạp (Greek) εἰλικρινής [eilikrinēs] (sincere): Thành thật, chân thành, ngay thật, chân thật.
* Trong lành, tinh khiết, trong trắng, trinh bạch (pure).
* Không xấu xa hoặc tội lỗi nhất là sự bất khiết về tính dục (morally or sexually undefined).
* Không có sự giả vờ hoặc lừa đảo (free from pretence or deceit).
* Không thấy hoặc không có sự ghi nhận đã phạm tội (free from any record of a crime, offence, etc.).
(Phil 1:10) "để nghiệm thử những sự tốt lành hơn, hầu cho anh em được tinh sạch không chỗ trách được, cho đến ngày Đấng Christ".

2/ Đa vít không thích người có lòng gian tà (not a perverse heart).
(Thi 101:4) "Lòng gian tà sẽ lìa khỏi tôi; Tôi sẽ chẳng biết sự ác".
* Một đặc trưng khác nữa (another characteristic) mà Đa vít có ý định tránh xa, chính là lòng gian tà (a perverse heart).
* Tấm lòng gian tà là tấm lòng có khuynh hướng thiên về sự giả dối và bại hoại (inclined to falsehood and depravity).
* Chính Đa vít sẽ không cho phép mình vướng vào điều ác nầy (not indulge this evil in himself) và cũng không để cho hạn người ấy ở giữa vòng những người cố vấn tin cẩn của ông (among his trusted advisors).
(1) Hy bá lai (Hebrew) עִקֵּשׁ [`iqqesh] (froward / perverse): Gian tà, ngang bướng, ngoan cố, trái thói, ngang ngạnh, tai ác, xuyên tạc, bóp méo.
* Cố ý tiếp tục xử sự một cách sai lầm, không hợp lý, hoặc không thể chấp nhận được (deliberately or stubbornly departing from what is reasonable or required).
* Không biết điều một cách bướng bỉnh (persistent in error).
* Làm cho một người hay tâm trí của một người nào đó từ bỏ những gì là đúng đắn (lead astray a person, a person's mind etc. from right opinion).
(2) Latin "pervertere": Xuyên tạc, làm lầm đường lạc lối (pervert). Gồm:
(a) Tiền tố (pref.) "per": Một cách hoàn toàn (completely).
(b) Động từ (verb) "vertere": Thay đổi (turn) hoặc chuyển đổi (convert).
* Đức Giê-hô-va gớm ghiếc kẻ gian tà:
(Châm 3:32) "Vì Đức Giê-hô-va gớm ghiếc kẻ gian tà; Nhưng kết tình bậu bạn cùng người ngay thẳng".
(Châm 11:20) "Kẻ có lòng gian tà lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va; Nhưng ai có tánh hạnh trọn vẹn được đẹp lòng Ngài".
* Một tấm lòng tà vạy (a perverse heart) và một cái lưỡi phỉnh gạt (a deceitful tongue) sẽ không được phước.
(Châm 17:20) "Kẻ nào có lòng vày vò không tìm được phước hạnh; Và ai có lưỡi gian tà sẽ sa vào tai hại".
* Quyết tâm sống thanh liêm.
(Châm 19:1) "Thà người nghèo khổ ăn ở thanh liêm, Còn hơn là kẻ có môi miệng gian tà và là một kẻ ngây đại".
(Châm 28:6) "Thà người nghèo khổ ăn ở cách thanh liêm, Còn hơn là kẻ giàu có theo đường tà vạy".
(3) Hy lạp (Greek): διαστρέφω [diastrephō] (perverse): Gian tà. Gồm:
(a) Tiền tố (pref.) δια [dia]: Sang một bên (aside).
(b) Động từ (verb) στρέφω [strephō]: Quay đi (turn).
* Quay lưng khỏi con đường đúng (to turn aside from the right path).
* Hư hỏng, thối nát, đồi bại (corrupt).
(c) Động từ διαστρέφω [diastrephō] (perverse): Ngang nghịch, bội nghịch, gian tà.
* Làm méo mó, xuyên tạc, bóp méo (distort / twist).
(Mat 17:17) "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi dòng dõi không tin và gian tà kia, ta sẽ ở với các ngươi cho đến chừng nào? Ta sẽ nhịn nhục các ngươi cho đến khi nào? Hãy đem con đến đây cho ta".
(Lu 9: 41) "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi dòng dõi không tin và bội nghịch kia, ta ở với các ngươi và nhịn các ngươi cho đến chừng nào? Hãy đem con của ngươi lại đây".
(Phil 2:15) "hầu cho anh em ở giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái của Đức Chúa Trời, không vít, không tì, không chỗ trách được, lại giữa dòng dõi đó, giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian".

3/ Đa vít không thích người nói hành có mắt tự cao và lòng kiêu ngạo (not a proud heart). Ông hứa sẽ tiêu diệt những người nói hành, những người có mắt tự cao và lòng kiêu ngạo cùng những kẻ làm ác. Câu này không có nghĩa là các người ấy sẽ bị giết chết (put to death); vì theo nguyên văn động từ diệt צָמַת [tsamath] có nghĩa là làm cho nín lặng (put to silence) (NASB), điều đó có nghĩa là các người ấy sẽ bị loại khỏi vị trí làm quan trong triều đình của Đa vít (they will not be the office-holders in the royal palace).
(Thi 101:5) "Tôi sẽ diệt kẻ lén nói hành người lân cận mình; Còn kẻ nào có mắt tự cao và lòng kiêu ngạo, tôi chẳng chịu cho nổi".
(Thi 101:8) "Mỗi buổi mai tôi sẽ diệt hết thảy kẻ dữ trong xứ, Đặng truất mọi kẻ làm ác khỏi thành Đức Giê-hô-va".

(1) Nói hành לָשַׁן [lashan] (slander / backbite / gossip): Vu khống, vu cáo, vu oan, nói xấu, ngồi lê đôi mách.
(Thi 101:5) "Tôi sẽ diệt kẻ lén nói hành người lân cận mình".
* Nói sai có chủ ý nhằm hại thanh danh của một người (malicious, false, and injurious statement spoken about a person).
(Thi 15:1-3) "1 Hỡi Đức Giê-hô-va, ai sẽ ngụ trong đền tạm Ngài? Ai sẽ ở trên núi thánh Ngài? 2 Ấy là kẻ đi theo sự ngay thẳng, làm điều công bình, Và nói chân thật trong lòng mình; 3 Kẻ nào có lưỡi không nói hành, Chẳng làm hại cho bạn hữu mình, Không gieo sỉ nhục cho kẻ lân cận mình".
(Châm 10:18) "Người giấu sự ghen ghét có môi dối giả; Và ai rải điều nói hành là kẻ ngu dại".
(Châm 16:28) "Kẻ gian tà gieo điều tranh cạnh; Và kẻ thèo lẻo phân rẽ những bạn thiết cốt".
(Châm 30:10) "Chớ phao vu kẻ tôi tớ cho chủ nó, E nó rủa sả ngươi, và ngươi mắc tội chăng".
(a) Latin "scandalum / scandaliso" (scandal / scandalise): Gièm pha, đôi mách, thèo lẻo.
(b) Hy lạp (Greek): Cái bẩy, vật làm vấp chơn (snare / stumbling block).
* Nói về những xấu xa cho rằng người nào đó đã đã làm (the outrage etc. so caused, esp. as a subject of a common talk).
(Rô 1:30) "hay mách, gièm chê, chẳng tin kính, xấc xược, kiêu ngạo, khoe khoang, khôn khéo về sự làm dữ, không vâng lời cha mẹ".
(Ê phê 4:30-31) "30 Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc. 31 Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác".

(2) Mắt tự cao גָּבָהּ [gabahh] (an high look / haughty look):
(Thi 101:5) "Tôi sẽ diệt kẻ lén nói hành người lân cận mình; Còn kẻ nào có mắt tự cao và lòng kiêu ngạo, tôi chẳng chịu cho nổi".
(a) Hy bá lai (Hebrew) גָּבָהּ [gabahh] (lofty / exalted): Tự cao, ngông cuồng, cao ngạo, kiêu căng.
* Về con người hoặc cung cách của người đó kiêu căng và khinh miệt người khác (arrogantly self- admiring and disdainful).
(b) Latin "altus"; Hy lạp (Greek) ὑψηλός [hypsēlos] (high): Cao sang, kiêu kỳ. Làm ra vẻ kiêu hãnh và trịch thượng (consciously haugty, aloof, or dignified).
(Rô 12:16) "Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau; đừng ước ao sự cao sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhường. Chớ cho mình là khôn ngoan".

(3) Lòng kiêu ngạo רָחָב [rachab] (proud heart).
(Thi 101:5) "Tôi sẽ diệt kẻ lén nói hành người lân cận mình; Còn kẻ nào có mắt tự cao và lòng kiêu ngạo, tôi chẳng chịu cho nổi".
(a) Hy bá lai (Hebrew) רָחָב [rachab] (proud): Tự đắc, kiêu hãnh, kiêu ngạo.
(b) Latin "prodesse": Có giá trị (be of value). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "pro": Tán thành, ủng hộ.
* Động từ (verb) "esse": Là, có (to be).
(c) Hy lạp (Greek) ὑπερήφανος [hyperēphanos] (proud):
* Tỏ mình hơn người khác (showing one's self above others).
* Một sự đánh giá quá tự cao tự đại về tầm quan trọng hoặc về đức hạnh của mình và coi khinh những người khác hoặc ngay cả đối xử với họ với sự coi thường (an overweening estimate of one's means or merits, despising others or even treating them with contempt).
(Gia 4:6) "nhưng Ngài lại ban cho ta ơn lớn hơn nữa. Vì vậy, Kinh Thánh chép rằng: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường".

4/ Sự kết hợp giữ lòng và mắt (the combination heart and eyes): Theo cách hiểu của Cựu ước, một người luôn bước theo các tiếng gọi của trái tim (the dictates of the heart) _con người nội tâm _(the inner man) và/hoặc những sự hấp dẫn của con mắt (the attractions of the eye) _những ảnh hưởng đến từ bên ngoài_ (external influences).
(Dân 15:39) "Các ngươi phải mang cái tua nầy; khi thấy nó các ngươi sẽ nhớ lại hết thảy điều răn của Đức Giê-hô-va mà làm theo, không theo tư dục của lòng và mắt mình, là điều làm cho các ngươi sa vào sự thông dâm".
(Gióp 31:7-8) "7 Nếu chân tôi trở bước bỏ đường chánh đáng, Và lòng tôi đi theo con mắt tôi, Nếu có sự ô uế chi dính vào tay tôi, 8 Nguyện tôi gieo, và có kẻ khác gặt hái, Nguyện thổ sản tôi bị nhổ đi!"
(Châm 21:4) "Mắt tự cao, lòng kiêu ngạo, Và ngọn đèn của kẻ ác, đều là tội lỗi".
(Truyền 2:10) "Ta chẳng từ điều gì mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm điều gì lòng mình ưa thích; vì lòng ta vui vẻ vì mọi công lao của ta; và đó là phần ta đã được trong mọi công lao ta".
(Giê 22:17) "17 Nhưng mắt và lòng ngươi chăm sự tham lam, đổ máu vô tội, và làm sự ức hiếp hung dữ".

5/ Trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời không có nghĩa là vô tội (to be perfect before the Lord does not mean to be sinless).
* Nó chỉ có nghĩa là thành thực và không có sự giả vờ (sincere and without pretense).
* Sứ đồ Giăng gọi nó là bước đi trong sự sáng (walking in the light).
(I Giăng 1:5-10) "5 Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu. 6 Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật. 7 Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta. 8 Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta. 9 Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. 10 Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta".

II/ ĐA VÍT MUỐN SỰ CÔNG CHÍNH TRONG ĐẤT NƯỚC VÀ TRONG THÀNH PHỐ CỦA ÔNG (David wanted justice in the land and the city).
(Thi 101:7-8) "7 Kẻ nào phỉnh gạt sẽ chẳng được ở trong nhà tôi; Người nói dối sẽ không đứng nổi trước mặt tôi. 8 Mỗi buổi mai tôi sẽ diệt hết thảy kẻ dữ trong xứ, đặng truất mọi kẻ làm ác khỏi thành Đức Giê-hô-va".
* Đối với Đa vit tiêu chuẩn để phục vụ (qualification for service) trong vương quốc là phẩm chất trung thực cả về đạo đức lẫn tâm linh (moral and spiritual integrety).
* Còn đối với những người quỉ quyệt, lừa gạt và dối trá, họ sẽ không có tên trong danh sách những người làm việc ăn lương của vua Đa vít (on the king's payroll).
1/ Kẻ phỉnh gạt רְמִיָּה [rĕmiyah] (deceit): Gian dối, lừa dối, lừa đảo, lừa gạt.
(Thi 101:7) "Kẻ nào phỉnh gạt sẽ chẳng được ở trong nhà tôi; Người nói dối sẽ không đứng nổi trước mặt tôi".
(1) Phỉnh gạt רְמִיָּה [rĕmiyah] (deceit): Gian dối, lừa dối, lừa đảo, lừa gạt.
(Thi 101:7a) "Kẻ nào phỉnh gạt sẽ chẳng được ở trong nhà tôi".
* Hành động hoặc cách thức của sự lừa đảo hay giả dối, đặc biệt bằng cách che đậy những sự thật (the act or process of deceiving or misleading, esp. by concealing the truth).
(2) Latin "decipere": Đánh lừa (deceive). Gồm:
(a) Tiền tố (pref.) "de": Không (dis). Loại bỏ lý do, mục đích (off sense).
(b) Động từ (verb) "capere": Làm cho (take).
* Làm cho ai tin cái gì không thật, lừa dối mục đích (make a person believe what is false, mislead purpose).
(3) Hy lạp (Greek) δόλος [dolos] (guile): Dối trá, lừa đảo, láu cá, thủ đoạn, mưu mẹo, mánh khoé (nhằm dỗ dành, lừa gạt, lôi kéo ai).
(Ro1:29) "Họ đầy dẫy mọi sự không công bình, độc ác, tham lam, hung dữ; chan chứa những điều ghen ghét, giết người, cãi lẫy, dối trá, giận dữ".
(Êp 4:22) "rằng anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành".
(I Phi 2:22) "Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không thấy có chút chi dối trá".

2/ Kẻ nói dối שֶׁקֶר [sheqer] (lie).
(Thi 101:7b) "Người nói dối sẽ không đứng nổi trước mặt tôi".
(1) Nói dối שֶׁקֶר [sheqer] (lie / falsehood): Giả, giả dối, giả vờ, giả bộ, không thật, dối trá, cố ý đánh lừa.
* Cố tình đưa ra một lời tiên bố mà mình biết là không thật (an intentionally false statement).
(Thi 78:36) "Nhưng chúng nó lấy miệng dua nịnh Ngài, Dùng lưỡi mình nói dối với Ngài".
(Giê 27:10) "Vì ấy là chúng nó nói tiên tri giả dối, đặng cho các ngươi bị dời xa khỏi đất mình, hầu cho ta đuổi các ngươi ra, và các ngươi bị diệt mất".
(2) Hy lạp (Greek) ψεύδομαι [pseudomai] (lie): Nói dối.
* Nói những lời không thực cách cố ý (to speak deliberate falsehoods).
* Lừa gạt người khác bằng cách nói dối (to deceive one by a lie).
* Nổ lực đánh lừa ai bằng sư nói dối. (attempt to deceive by falsehood).
(Giăng 8:44) "Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói đối".
(Công 5:3) "Phi-e-rơ bèn nói với người rằng: Hỡi A-na-nia, sao quỉ Sa-tan đã đầy dẫy lòng ngươi, đến nỗi ngươi nói dối cùng Đức Thánh Linh, mà bớt lại một phần giá ruộng đó?".
(Cô lô se 3:9) "Chớ nói dối nhau, vì đã lột bỏ người cũ cùng công việc nó".

3/ Kẻ dữ רָשָׁע [rasha`] (the wicked): Kẻ xấu xa, đồi trụy, láu lỉnh, ranh mãnh.
(Thi 101:8) "Mỗi buổi mai tôi sẽ diệt hết thảy kẻ dữ trong xứ, đặng truất mọi kẻ làm ác khỏi thành Đức Giê-hô-va".
(1) Dữ רָשָׁע [rasha`] (wicked): Hung dữ, xấu xa, độc ác, nguy hiểm, tội lỗi.
* Người hoặc hành động của họ xấu về mặt đạo đức, tội lỗi, độc ác (sinful, iniquitous, given to or involving immorality).
* Phạm tội chống lại Đức Chúa Trời hoặc loài người (guilty of sin against God or man).
(Thi 1:1) "Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, Chẳng đứng trong đường tội nhân, Không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng".
(Thi 10:13) "Vì cớ sao kẻ ác khinh dể Đức Chúa Trời, Và nghĩ rằng: Chúa sẽ chẳng hề hạch hỏi?".
(II Sử 6:37) "nếu trong xứ mà họ bị dẫn đến làm phu tù, họ suy nghĩ lại, ăn năn, và cầu khẩn Chúa, mà rằng: Chúng tôi có phạm tội, làm điều gian ác và cư xử cách dữ tợn".
(Ê sai 48:22) "Những người ác chẳng hưởng sự bình an bao giờ, Đức Giê-hô-va phán vậy".
(2) Hy lạp (Greek) κακία [kakia] (wickedness /naughtiness /malice): Điều ác.
(Công 8:22) "Vậy, hãy ăn năn điều ác mình, và cầu nguyện Chúa, hầu cho ý tưởng của lòng ngươi đó họa may được tha cho".
(I Cô 5:13) "Còn như kẻ ở ngoài, thì Đức Chúa Trời sẽ đoán xét họ. Hãy trừ bỏ kẻ gian ác khỏi anh em".
(II Tê 3:2-3) "2 lại hầu cho chúng tôi được giải thoát khỏi kẻ vô lý và người ác; vì chẳng phải hết thảy đều có đức tin. 3 Chúa là thành tín, sẽ làm cho anh em bền vững và giữ cho khỏi Ác giả".
(Gia 1:21) "Vậy, hãy bỏ đi mọi điều ô uế, và mọi điều gian ác còn lại, đem lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng trong anh em, là lời cứu được linh hồn của anh em".

4/ Đối với Đa vit, mọi hình thức của sự gian ác đều phải bị xử lý ngay lập tức và thật nghiêm khắc (promptly and sternly). Một lần nữa động từ diệt צָמַת [tsamath] được lập lại trong câu 8 cũng chỉ có nghĩa là trừng phạt (to punish) hoặc trục xuất (to expel) ra khỏi Giê ru sa lem là thành của Đức Chúa Trời (the city of the Lord) chứ không phải giết chết.

5/ Đối với Đa vit, sự công chính của thành phố (civic righteousness) phải bắt đầu từ tấm lòng và từ trong gia đình (begin in the heart and in the home).
(Thi 101: 2) "Tôi sẽ ăn ở cách khôn ngoan trong đường trọn vẹn; Ồ! Chúa chừng nào sẽ đến cùng tôi? Tôi sẽ lấy lòng trọn vẹn mà ăn ở trong nhà tôi".
(Thi101:7) "Kẻ nào phỉnh gạt sẽ chẳng được ở trong nhà tôi; Người nói dối sẽ không đứng nổi trước mặt tôi".

5/ Vâng, chúng ta cần những người lương thiện (honest people) thực thi những luật lệ công bình (enforcing just laws), nhưng chúng ta cũng cần những người tin kính (godly people) sống một đời sống thánh khiết (living holy lives) bắt đầu từ trong gia đình.

III/ CHÚNG TA PHẢI CẨN THẬN (we must be careful):

1/ Về điều mà chúng ta nhìn (what we look at).
(Thi 101:3) "Tôi sẽ chẳng để điều gì đê mạt trước mặt tôi; Tôi ghét công việc kẻ bất trung: Việc ấy sẽ không dính vào tôi".
(1) Đê mạt בְּלִיַּעַל [bĕliya`al] (wickedness / worthless):
(Thi 101:3a) "Tôi sẽ chẳng để điều gì đê mạt trước mặt tôi".
* Xấu xa, vô lại (wickedness).
* Vô dụng, không có giá trị, không ra gì (without value), hoặc:
* Không có đạo đức (without merit).
(Thi 101:3a) "Tôi sẽ chẳng để điều gì đê mạt trước mặt tôi".
(Phục 13:13) "rằng có những kẻ gian tà từ giữa mình ra dụ dỗ dân thành đó, mà rằng: Ta hãy đi hầu việc các thần khác mà các ngươi không hề biết".
(Quan 20:13) "Bây giờ, hãy nộp cho chúng ta những người gian tà của Ghi-bê-a, để chúng ta xử tử chúng nó, và diệt điều ác khỏi giữa Y-sơ-ra-ên. Nhưng người Bên-gia-min không khứng nghe tiếng của anh em mình, là dân Y-sơ-ra-ên".
(Na hum 1:11) "Ấy là từ ngươi mà ra một kẻ mưu sự dữ nghịch cùng Đức Giê-hô-va, và toan sự gian ác".
(2) Latin "iniquitas / iniquus": Độc ác, bất công (iniquity). Gồm:
(a) Tiền tố (pref.) "in": Không (not)
(b) Tính từ (adj.) "aequus": Công bằng, đúng đắn, chính đáng (just).
(3) Hy lạp (Greek) πονηρία [ponēria] (depravity): Sự trụy lạc, suy đồi, đồi bại, hư hỏng.
* Sự hư hỏng về đạo đức (moral corruption).
* Sự đồi bại bẩm sinh của bản tính nhân loại (the innate corruption of human nature).
* Làm ác có chủ định (the intention to do evil).
(Mat 22:18) "Đức Chúa Jêsus biết ý xấu của họ, bèn đáp rằng: Hỡi kẻ giả hình, sao các ngươi thử ta?"
(Mác 7:23) "Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người".
(Công 3:26) "Đức Chúa Trời đã dấy Đầy tớ Ngài lên, rồi trước hết sai Người xuống ban phước cho các ngươi, mà dắt ai nấy trong bọn các ngươi xây lại khỏi tội ác mình".
(I Cô 5:8) "Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ, chớ dùng men cũ, chớ dùng men gian ác, độc dữ, nhưng dùng bánh không men của sự thật thà và của lẽ thật".

(2) Bất trung שׂוּט [suwt] (turn aside / faithless): Quay sang bên khác.
(Thi 101:3b) "Tôi ghét công việc kẻ bất trung: Việc ấy sẽ không dính vào tôi".
(Thi 40:4) "Phước cho người nào để lòng tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, Chẳng nể vì kẻ kiêu ngạo, hoặc kẻ xây theo sự dối trá!".
(a) Latin "infidelis": Người không trung thành (infidel / unbeliever). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "in": Không (not).
* Tính từ (Adj.) "fidelis": Chung thủy, trung thành (faithful).
(b) Hy lạp (Greek) ἄπιστος [apistos] (unfaithful / untrustworthy): Người vô thần, người không theo đạo, người không trung thực hoặc không trung thành, không chung thủy (a person who does not believe in religion or in a particular religion). Gồm:
* Tiền tố (pref.) α [a]: Không (not).
* Tính từ (adj.) πιστος [pistos]: Trung thành.
(Giăng 20:27) "Đoạn, Ngài phán cùng Thô-ma rằng: Hãy đặt ngón tay ngươi vào đây, và xem bàn tay ta; cũng hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn ta, chớ cứng lòng, song hãy tin!"
(I Tim 5:8) "Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhất là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa".
(Tít 1:15) "Mọi sự là tinh sạch cho những người tinh sạch, nhưng, cho những kẻ dơ dáy và chẳng tin, thì không sự gì là tinh sạch cả; trái lại, tâm thần và lương tâm họ là dơ dáy nữa".
(Khải 21:8) "Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ thần tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng: đó là sự chết thứ hai".

2/ Về điều mà chúng ta nghe (what we listen to) nhất là những điều do những kẻ nói len, nói hành.
(Thi 101:5) "Tôi sẽ diệt kẻ lén nói hành người lân cận mình; Còn kẻ nào có mắt tự cao và lòng kiêu ngạo, tôi chẳng chịu cho nổi".

3/ Về người mà chúng ta kết bạn (with whom we followship).
(Thi 101:6-7) "6 Mắt tôi sẽ chăm xem người trung tín trong xứ. Hầu cho họ ở chung với tôi; Ai đi theo đường trọn vẹn, nấy sẽ hầu việc tôi. 7 Kẻ nào phỉnh gạt sẽ chẳng được ở trong nhà tôi; Người nói dối sẽ không đứng nổi trước mặt tôi".

(1) Người trung tín אָמַן ['aman] (the faithful).
(a) Trung tín אָמַן ['aman] (faithful): Trung thành, chung thủy, trung thực, trung thực, tin tưởng, ngoan đạo.
(Thi 101:6a) "Mắt tôi sẽ chăm xem người trung tín trong xứ".
* Cảm thấy chắc chắn, chấp nhận lời tuyên bố.
* Có đức tin tôn giáo (have religious faith).
* Tin Đức Chúa Trời thực hữu (have faith in the existence of God).
(b) Latin "fidelis"; Hy lạp πιστος [pistos] (faithful): Trung thành, chung thủy.
(I Tim 1:12) "Ta cảm tạ Đấng ban thêm sức cho ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta, về sự Ngài đã xét ta là trung thành, lập ta làm kẻ giúp việc".
(II Tim 2:2) "Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác".
(Khải 2:10) "Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Nầy, ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống".

(2) Người theo đường trọn vẹn תָּמִים [tamiym] (He who walks in a blameless way).
(a) Trọn vẹn תָּמִים [tamiym] (perfect / undefiled): Hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh, tốt nhất, lý tưởng.
(Thi 101:6b) "Ai đi theo đường trọn vẹn, nấy sẽ hầu việc tôi".
* Không tì vít (without blemish / spot).
* Không bị ô uế (not defiled).
* Không làm điều sai về mặt đạo đức (free from moral wrong).
* Người hoặc cách cư xử ngay thẳng, chính trực, đáng kính (of a person or behaviour righteous strictly honourable or honest).
(b) Latin "perfectus / perficere": Hoàn toàn, hoàn hảo (complete). Gồm:
* Tiền tố (pref.): Một cách hoàn toàn (completely).
* Động từ (verb): "farcere": Làm (do).
(c) Hy lạp (Greek) τέλειος [teleios] (perfect):
* Hoàn thành, kết thúc, cấm dứt (brought to its end, finished).
* Làm cho con người hoàn hảo về đức hạnh và sự chính trực (consummate human integrity and virtue).
(Mat 5:48) "Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn".
(II Cô 12:9) "Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi".
(Cô lô se 3:14) "Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành".
(I Giăng 4:7) "Nầy vì sao mà sự yêu thương được nên trọn vẹn trong chúng ta, hầu cho chúng ta được lòng mạnh bạo trong ngày xét đoán, ấy là Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy".

4/ Trong một thế giới đầy ảo tưởng (in a world full of illusion), chúng ta phải tránh xa những sự nói dối (avoid lies), nhưng phải bước đi trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (walk in God's wisdom).
(Thi 101:2) "Tôi sẽ ăn ở cách khôn ngoan trong đường trọn vẹn; Ồ! Chúa chừng nào sẽ đến cùng tôi? Tôi sẽ lấy lòng trọn vẹn mà ăn ở trong nhà tôi".
(Thi 101:7) "Kẻ nào phỉnh gạt sẽ chẳng được ở trong nhà tôi; Người nói dối sẽ không đứng nổi trước mặt tôi".

5/ Không giống như Đa vít, chúng ta không có thẩm quyền (authority) để xử phạt kẻ ác. Nhưng nếu tấm lòng của chúng ta và gia đình của chúng ta sống theo điều mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống, ảnh hưởng của chúng ta (our influence) sẽ được cả thành phố và đất nước biết đến (will be felt in the city and the nation).

KẾT LUẬN.


I/ Sự xác định và sự hiến dâng là đặc điểm chủ đạo của Thi thiên 101.
1/ Đa vít muốn một tấm lòng trọn vẹn
2/ Đa vít không thích người có lòng gian tà.
3/ Đa vít không thích người nói hành, có mắt tự cao và lòng kiêu ngạo.

II/ Đa vít muốn sự công chính trong đất nước và trong thành phố.
1/ Đa vít không muốn kẻ phỉnh gạt, kẻ nói dối, kẻ hung ác sống trong trong thành phố cũng như trong đất nước Y sơ ra ên.
2/ Sự công chính của thành phố và đất nước phải bắt đầu từ trong mỗi tấm lòng và từ trong mỗi gia đình.
3/ Chúng ta cần những người lương thiện thực thi những luật lệ công bình, nhưng chúng ta cũng cần những người tin kính sống một đời sống thánh khiết bắt đầu từ trong gia đình.
"Sức mạnh của tính cách giành được tại nơi làm việc. Nhưng nét đẹp của tính cách học được ở tại gia đình. Tại đó những cảm giác yêu thương được huấn luyện. Tại đó đời sống lịch sự vươn tới chúng ta. Tóm gọn trong một lời, mối quan hệ của gia đình là người hướng dẫn tối cao của Cơ đốc giáo".
(Philip Brooks).

III/ Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải cẩn thận về:
1/ Điều chúng ta nhìn.
2/ Điều chúng ta nghe.
3/ Người mà chúng ta kết bạn.
 


Mục Sư Trương Hoàng Ứng