Mấy tháng trước, sau khi đọc xong điện thư của một người bạn, với đề tựa “Những mảnh đời cơ cực”, lòng tôi, một con cái Chúa, chỉ biết lang thang trong nỗi buồn. Tối đó, tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh của một ông già gầy guộc, đội chiếc nón lá rách còng lưng kéo chiếc xe chất đầy đồ cũ kỹ đủ loại, và bởi hình ảnh của một em bé ốm tong teo đang dùng một chiếc gậy, bới bãi rác thênh thang, mà tôi nghĩ để kiếm những gì em có thể bán hầu có bát cơm cho ngày mai. Những mảnh đời đó đang cần sự giúp đỡ trong yêu thương của chúng ta thật sự, cũng như sư giúp đỡ mà chúng ta đã cúi đầu nghe theo lời Chúa dậy, dành cho những nơi như trung tâm săn sóc người cùi, học bổng cho các em nhà nghèo. Nhưng làm sao tình thương yêu của Chúa, qua con cái Ngài, có thể đến những mảnh đời cơ cực như trường hợp kể trên? Trong một thế giới mà hầu hết ai cũng đi tìm sự đầy đủ, thoải mái về vật chất, sau giờ hưởng thụ vật chất kiếm được, người “hưởng ít” cũng như kẻ “hưởng nhiều” đều trở  lại với chu kỳ “tìm” và “hưởng”, đôi khi “kẻ hưởng nhiều” còn nói khéo rằng mình “có phước” đã được “Ông Trời thương” hoặc “Chúa ban cho dư dật” . Ai là người chịu đi đến những bãi rác để kiếm các em bé khốn khổ, đáng thương để giúp đỡ đây ? Ai là người đi đến các xóm nghèo, kiếm các cụ già cơ cực để chia sẻ nỗi nhọc nhằn mà những mảnh đời thiếu may mắn đang gánh chịu không ? Theo tôi, chẳng ai một mình có thể làm được chuyện này, chỉ những người cầm quyền được Chúa ban cho ân tứ cai trí, ân tứ giúp đỡ và ân tứ thương sót mới có thể hoạch định được kế hoạch, chính sách, trong tập hợp của tất cả những chính sách cho quốc gia, cải thiện toàn diện đời sống của những mảnh đời cơ cực đó. Cỏn những con cái Chúa như chúng ta chỉ có thể làm lành trong những quy mô nhỏ. Nghĩ đến đây tôi thấy khắc khoải không ít, vì thời nay tìm đâu ra được những nhà lãnh đạo có đủ những ân tứ đò. Đã có lần tôi được một anh bạn hỏi : “Liệu Tổng Hội Tin Lành Việt Nam, ban lãnh đạo Công Giáo, đại diện cho Tòa Thánh La Mã tại Việt Nam, có muốn và đủ sức làm không ?”. Tôi yên lặng vì không có câu trả lời. Tôi không biết ưu tiên của Tổng Hội, cũng như nhân lực và tài lực có cho phép hay không. Đã có một lần tôi được nghe một vị Mục Sư cho biết, mục đích chính của Hội Thánh Chúa là rao giảng Tin-lành đến cùng mọi nơi trên trái đất :” Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất” (Công Vụ các Sứ Đồ 1:8).  : “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” (Ma-thi-ơ 28:19-20).  Chúa Jêsus không truyền dạy những người đi ra rao giảng Tin Lành phải làm thêm công tác khác. Tôi chỉ biết thở dài bất lực, vì tôi biết một điều, trong thế giới chúng ta đang sống, người chưa có Chúa nhìn thấy việc làm lành của con cái Ngài, họ sẽ nhìn thấy sự thương xót của Ngài qua sự giúp đỡ từ con cái Ngài cùng một lúc với sự lảm chứng về Ngài, sự dạy dỗ về đạo Chúa, rao giảng Tin Lành. Tôi tin rằng những người này sẽ tìm đến Chúa một cách không khó khăn.

Trong Hội Thánh Chúa, đã có những anh chị, mỗi lần về thăm gia đình, họ hàng ở quê hương, vui với gia đình cũng như giúp đỡ họ hàng nghèo, thường ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Cám ơn Chúa đã ban cho các anh chị này ân tứ giúp đỡ, và cũng xin cúi đầu cám ơn những con cái Chúa có tấm lòng độ lượng đó. An ủi, giúp đỡ được ai, thì cứ làm đã, và tránh luận lý mang tính vị kỷ.

Trong Hội Thánh Chúa, có nhiều việc mà không người nào có thề một mình làm được. Công việc nhà Chúa phần nhiều có quy mô lớn, đòi sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, của nhiều người để làm chung một việc.

Trong công việc nhà Chúa, Chúa đã kêu gọi và lập lên những người cai trị, hướng dẫn, lãnh đạo. Nhưng những người này sẽ không hoàn tất trách nhiệm nếu thiếu người giúp đỡ.

Trong thời Cựu-ước, Chúa đã lập 70 trưởng lão để giúp đỡ Mô-se. Chúa phán : “Hãy nhóm hiệp cho ta bảy mươi người trong bực trưởng lão Y-sơ-ra-ên, tức là những kẻ ngươi biết là trưởng lão và cai quản dân sự; hãy dẫn các người ấy đến hội mạc, đứng tại đó với ngươi. Đoạn, ta sẽ ngự xuống, nói chuyện tại đó với ngươi; ta sẽ lấy Thần cảm ngươi mà ban cho những người đó, để họ chịu gánh nặng về dân sự với ngươi, và ngươi không phải gánh một mình. “ (Dân số ký 11:16-17) . Trong trận chiến với dân A-ma-léc, Mô-se đã được sự giúp đỡ của A-rôn và Hu-rơ, đem lại sự chiến thắng cho dân Y-sơ-ra-ên : “Tay Môi-se mỏi, A-rôn và Hu-rơ bèn lấy đá kê cho người ngồi, rồi ở hai bên đỡ tay người lên; tay người chẳng lay động cho đến khi mặt trời lặn” (Xuất Ê-díp-tô-ký 17:12) .

Trong tời Tân Ước, Hội Thánh đầu tiên đã chọn bảy người để giúp đỡ các Sứ Đồ, nhờ đó Hội Thánh phát triển mạnh mẽ : “Trong lúc đó, bởi số môn đồ càng thêm lên, nên người Hê-lê-nít phàn nàn nghịch cùng người Hê-bơ-rơ, vì những người góa bụa của họ đã bị bỏ bê trong sự cấp phát hằng ngày. Mười hai sứ đồ bèn gọi hết thảy môn đồ nhóm lại, mà nói rằng: Bỏ sự dạy đạo Đức Chúa Trời mà giúp việc bàn tiệc thật chẳng xứng hợp. Vậy, anh em hãy chọn trong bọn mình bảy người có danh tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và trí khôn, rồi chúng ta sẽ giao việc nầy cho. Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo. Cả hội đều lấy lời đó làm đẹp lòng, bèn cử Ê-tiên, là người đầy đức tin và Đức Thánh Linh, Phi-líp, Bô-cô-rơ, Ni-ca-no, Ti-môn, Ba-mê-na và Ni-cô-la, là người An-ti-ốt mới theo đạo Giu-đa; và trình bảy người đó cho các sứ đồ; các sứ đồ cầu nguyện rồi, thì đặt tay lên. Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-lem thêm lên nhiều lắm. Cũng có rất nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo nữa. Ê-tiên được đầy ơn và quyền làm dấu kỳ phép lạ rất lớn trong dân” (Công-vụ các Sứ-đồ 6:1-8). Sứ đồ Phao-lô đã có những người giúp đỡ tận tình như thày thuốc Lu-ca, như Mác, như Ti-mô-thê, như Tít, như Ép-ba-phô-đích, nên đẵ hoàn tất công việc khó khăn Chúa giao phó.

Sau khi đọc Kinh Thánh bản Anh ngữ, tôi thấy có hai chữ “serve” (là “phục vụ”, Kinh Thánh bản Việt ngữ dịch là “lảm chức vụ”) và “help” (là “giúp đỡ”, Kinh Thánh bản Việt ngữ dịch là “cứu giúp” để chỉ ân tứ “giúp đỡ” nhau trong Hội Thánh Chúa : “ai được gọi đến làm chức vụ, hãy buộc mình vào chức vụ; ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ” (Rô-ma 12:7), “Đức Chúa Trời đã lập trong Hội thánh……(ân tứ) cứu giúp……” (I Cô-rinh-tô 12:28), “Ví bằng có người giảng luận, thì hãy giảng như rao lời sấm truyền của Đức Chúa Trời; nếu có kẻ làm chức gì (if anyone serves), thì hãy làm như nhờ sức Đức Chúa Trời ban, hầu cho Đức Chúa Trời được sáng danh trong mọi sự bởi Đức Chúa Jêsus Christ; là Đấng được sự vinh hiển quyền phép đời đời vô cùng. A-men.” (I Phi-e-rơ 4:11).

Trong Hội Thánh ngày nay, con cái Chúa chúng ta cũng đã thấy, có nhiều lúc quý Mục Sư ở trong hoàn cãnh phải kêu cầu xin Chúa cho người giúp đỡ Hội Thánh làm công việc xây cất, sửa chữa nhà thờ, nơi thờ phượng, vì tài chính thiếu hụt.

Người trần thế thích giúp cho kẻ mạnh, kẻ đang có thế, nơi đang được nhiều người giúp đỡ. Tinh thần giúp đỡ đó là tinh thần “phù thịnh”. Giúp đỡ như vậy vừa khỏe lại vừa có giá. Sự giúp đỡ như vậy không nhất thiết cần trong thực tế, đôi khi rớt vào trường hợp “ chợ không mợ, thì chợ vẫn đông”. Sự giúp đỡ cần yếu, có giá trị là “Tôi từng bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối, và nhớ lại lời chính Đức Chúa Jêsus có phán rằng: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh.” (Công-vụ các Sứ-đồ 20:35). Kiếm được người “phù suy” thì quá ít.

Người có ân tứ giúp đỡ thấy người nào đó đang cần sự giúp đỡ, là ra tay giúp đỡ. Con cái Chúa có ân tứ giúp đỡ thấy công việc Chúa trước hết, kế đến thấy người được Chúa giao phó công việc đó quá lớn, nên tình nguyện ra tay tiếp sức, để công việc xong đúng kỳ hạn. Chúa ban cho một số người trong Hội Thánh có ân tứ giúp đỡ để “tưới” : “Tôi(Phao-lô) đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên.” (I Cô-rinh-tô 3:6). Chúa ban cho một số người trong Hội Thánh có ân tứ giúp đỡ như A-rôn và Hu-rơ, “đỡ tay” Mô-se giơ lên “cho đến khi mặt trời lặn”, hầu hoàn tất việc chiến thắng trong trận chiến với người A-ma-léc.

Phao-lô trong cuộc truyền giáo đầu tin có “hai người giúp đỡ mình là Ti-mô-thê và Ê-rát” như là hai người phụ tá. Hai người giúp đỡ này chịu Phao-lô sai “sang xứ Ma-xê-đoan” (Công-vụ các Sứ-đồ 19:22). Khi Phao-lô đi giảng đạo “năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tầu.” (IÌ Cô-rinh-tô 11:24-25).  Trong những lần như vậy, y-sĩ Lu-ca quả là một người giúp đỡ cần thiết, săn sóc vết thương, sức khỏe của Phao-lô. A-qui-la và vợ là Bê-rít-sin đã giúp Phao-lô có công việc một thời gian để có tiền sinh sống hầu giảng đạo : “Tại đó, người gặp một người Giu-đa, tên là A-qui-la, quê ở xứ Bông, mới từ nước Y-ta-li đến đây với vợ mình là Bê-rít-sin, bởi vì vua Cơ-lốt có chỉ truyền mọi người Giu-đa phải lánh khỏi thành Rô-ma; Phao-lô bèn hiệp với hai người. Vì đồng nghề, nên Phao-lô ở nhà hai người mà làm việc chung nhau; vả, nghề các người đó là may trại.“ (Công-vụ các Sứ-đồ 18:2-3).

Trước khi tin Chúa, Ô-nê-sim, nô lệ của Phi-lê-môn, thay vì làm lợi cho chủ, thì “lảm hại” chủ, rồi trốn đi. Nhưng sau khi tin Chúa, Ô-nê-sim được ân tứ giúp đỡ. Phao-lô làm chứng về Ô-nê-sim qua thư gửi cho Phi-lê-môn như sau “tôi vì con tôi đã sanh trong vòng xiềng xích, tức là Ô-nê-sim, mà nài xin anh; ngày trước người không ích gì cho anh, nhưng bây giờ sẽ ích lắm, và cũng ích cho tôi nữa: tôi sai người về cùng anh, người như lòng dạ tôi vậy. Tôi vốn muốn cầm người ở lại cùng tôi, đặng thế cho anh mà giúp việc tôi trong cơn vì Tin Lành chịu xiềng xích” (Phi-lê-môn 1:11-13).

Trong Sách Rô-ma, chương 16, Phao-lô đã liệt kê 26 người giúp đỡ ông, trong số này có tên 10 người phụ nữ, họ đã giúp ông trong sự cầu thay, giúp bằng lời khích lệ, giúp trong việc bảo vệ, giúp trong việc quảng bá, giúp tinh thần, giúp vật chất, giúp công, giúp sức v.v. Ai giúp đỡ ông, ông đều nhớ và cảm tạ.

Thưa quý anh chị con cái Chúa,

Chúng ta phải cúi đầu cảm tạ Chúa, vì trong Hội Thánh Ngài, có những anh chi. xả thân cũng như giúp đỡ lẫn nhau lo việc quét dọn, sửa chữa nhà thờ, chuẩn bị, nấu nướng các bữa ăn, trà bánh cho thời gian thông công, khiến không khí HộiThánh tràn đầy niềm vui trong Chúa.

Nhiều Mục Sư được các con cái Chúa có ân tứ giúp đỡ bắt tay vào công việc khi thấy các Mục Sư cần người phụ giúp. Tôi tin rằng quý Mục Sư cũng thường cầu nguyện xin Chúa chúc phước cho người giúp đỡ mình, như Phao-lô cầu nguyện cho Ô-nê-si-phô-rơ vậy :” Cầu xin Chúa thương xót lấy nhà Ô-nê-si-phô-rơ, vì người đòi yên ủi ta, chẳng hề lấy sự ta bị xiềng xích làm xấu hổ. Lại còn, khi người vừa đến thành Rô-ma, đã vội vả kiếm ta, và kiếm được. Xin chính mình Chúa cho người tìm thấy sự thương xót của Chúa trong ngày đó! Con lại biết hơn kẻ khác, người ở Ê-phê-sô đã hầu việc ta mọi đàng.  “ (II Ti-mô-thê 1:15-18).