Trong tiếng Việt Nam ta, chữ “bồi” thường đi đôi với một số chữ khác như “thường”, “bổ”, “dưỡng” v.v. Ngại nhất là “bồi thường”, để ý nhất là “bồi dưỡng”. Muốn “bồi dưỡng” phải chú ý đến “bồi bổ” mới có thể “bồi dưỡng” được.

Bồi” là làm tăng thêm, “bổ” là những thứ ích lợi. Có ba lãnh vực mà chúng ta “tự bồi” đó là bồi bổ thân thể, bồi bổ tâm hồn và bồi bổ tâm linh.

Bồi bổ” thân thể là phần chính yếu trong cuộc sống. Ăn uống rất cần thiết cho việc “bồi bổ” thân thể. Lâm vào cảnh đó nghèo, chúng ta ăn uống để duy trì sự sống. Nhưng khi chúng ta đủ ăn là nghĩ ngay đến  “bồi bổ”. Bởi “bồi bổ” mà người ta đưa ra “chế độ” ăn uống.

Chế độ” ăn uống không áp dụng đồng nhất cho mọi người. Tùy theo cơ thể bác sĩ và các nhà dinh dưỡng học cho biết chúng ta cần hay nên ăn uống thế nào để “bồi bổ”, phần không cần hoặc không nên, thì phải “bỏ”.

Theo sinh lý học, cơ thể con người là một bộ máy cần rất nhiều chất liệu trong đồ ăn thức uống, và là bộ máy bén nhậy trong việc thu nhận chất liệu  nào “bổ” cho mỗi bộ phận trong cơ thể. Trong “chế độ” ăn uống chúng ta sẽ thấy có một vài chất liệu “cần” :

Chất protein có trong hai nhóm chính : 1. Các loại thịt bò, lợn, cừu, dê (có mỡ dành cho người trẻ còn hoạt động chân tay nhiều hoặc thể thao, nạc dành cho thành phần còn lại), cá, trứng, đậu phụ, các loại hạt như hạt óc chó (walnuts), hạt đừu, hạt bí, gạt almond v.v., đậu đũa. 2. Sữa tươi, yogurt, cheese (đầy đủ chất béo dành cho người trẻ còn hoạt động chân tay nhiều hoặc thể thao, giảm độ béo dành cho thành phần còn lại).

Chất Omega-3 trong Lipid Acids có trong hạt Chia, hạt Hemp, hạt óc chó, hạt flax, cá salmon, cá tuna, sữa tươi đã giảm độ béo (dành cho mọi thành phần), thịt mỡ động vật (chỉ dành cho những người trẻ còn hoạt động chân tay nhiều hoặc thể thao đều đặn), dầu Alga, dầu Perilla.

Chúng ta nên chú ý, hãy quên đi ăn đồ ngon đồ bổ khoái khẩu cho đến lúc no quá, vì thừa các chất “bổ dưỡng” cũng có những tác hại đến thân thể, sức khỏe. Sự “bồi bổ” cho thân thể chỉ có nếu chúng ta biết ăn đồ ngon đồ bổ gần no thì ngừng để cảm nhận được cái ngon đã “bồi bổ” cho thân thể chúng ta. Hãy đặt cái “bổ” trước cái “ngon”.

Niềm tin của con cái Chúa chân chính, theo điều Kinh Thánh dạy trong I Cô-rinh-tô 6 như sau : “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em” (I Cô-rinh-tô 6:19). Vì cớ đó, con cái Chúa chúng ta phải lo gìn giữ “thân thể” sau khi đã “bồi bổ” thân thể. Gìn giữ “thân thể” không phải để khỏi đau yếu, nhưng để khỏi phạm tội, nhất là tội tà dâm. Lời Chúa trong Kinh Thánh cho biết : “Hãy tránh sự dâm dục. Mặc dầu người ta phạm tội gì, tội ấy còn là ngoài thân thể; nhưng kẻ buông mình vào sự dâm dục, thì phạm đến chính thân thể mình” (I Cô-rinh-tô 6:18). Và “lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời” (I Cô-rinh-tô 6:20), là dùng “thân thể” mình “làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo” (Ê-phê-sô 2:10), “đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời” (Ma-thi-ơ 5:16).

Chúng ta lo “bồi dưỡng” thân thể để đủ sức “làm xong công việc Cha giao cho làm” (Giăng 17:4).

Bồi dưỡng” thân thể để “mạnh”. “Bồi bổ” tâm hồn để “khỏe” có phần khó khăn hơn.

Người sống “khỏe” là tâm hồn luôn thơi thới, an vui. Theo tâm lý học, sống “thơi thới” là không “vương vấn” vào những thứ lăng nhăng theo “tư dục” ở trần thế. Thời xa xưa, tôi có đọc được cuốn sách “How To Stop Worrying And Start Living - Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống Với Đời”. Ngày nay loại sách này quá nhiều, giúp ta biết “buông” hay “xả” những gì làm cho đời sống chán nản, nặng nề, cùng biết hướng về phía “thu nhận” những gì làm cho đời sống thoải mái, vui tươi hầu đạt đến cuộc sống “bình dị, tự nhiên, vui vẻ”. Và đó là “khỏe” cho tâm hồn.

Con cái Chúa chúng ta thay vì “quẳng gánh lo đi”, chúng ta “quẳng” “những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác (tội lỗi)” (Ê-phê-sô 4:31) là đủ “thơi thới”, tâm hồn lúc nào cũng có “lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (Ga-la-ti 5:22) là “thoải mái, vui vẻ, khỏe”.

Bình dị” là giản dị, bình thường, không cầu kỳ. “Bình dị” là người sao ta vậy. “Cầu kỳ” là làm sao ta khác người, trỗi hơn người. Người “cầu kỳ” rất ít khi hay không bao giờ thơi thới, trái với thông thường, mất vẻ tự nhiên, giản dị.

Cơ Đốc nhân luôn “bình dị” vì Chúa Jêsus luôn “bình dị” với mọi người. Kinh Thánh khẳng định : “Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người” (Phi-líp 2:6-7). Ngài có thể ngồi nói chuyện với người đàn bà xấu nết (Giăng 4:7-26), Ngài có thể nói chuyện với “mấy người Pha-ri-si và mấy thầy thông giáo” (Ma-thi-ơ 15:1) là giới lãnh đạo tôn giáo. Khi Chúa Jêsus sai các môn đồ đi ra giao truyền “Tin Lành”, Ngài phán : “hãy khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bồ câu” (Ma-thi-ơ 10:16), rất “bình dị”. Thánh Phao-lô rất “bình dị” để “trở nên mọi cách cho mọi người” (I Cô-rinh-tô 9:22). Cơ Đốc nhân chân chính không mặc “quần áo” khác người để tỏ ra mình là người theo Chúa, nhưng “mặc lấy Đấng Christ” (Ga-la-ti 3:27) là đủ.

Vui vẻ” biểu lộ bằng cười. Cười được là tâm hồn thơi thới, là “khỏe” vì “nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” như Kinh Thánh khẳng định : “Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay” (Châm-ngôn 17:22). “Vui mừng” khiến tâm hồn thoải mái dễ có “nụ cười” khiến con người “khỏe”.

Cơ Đốc chân chính thường có tâm hồn vui vẻ hay “khỏe”. Sự vui vẻ của Cơ Đốc không thuộc loại “ham vui” nên tìm cách dùng tiền “mua vui” để rồi đôi khi “vui trong chốc lát mà sầu thiên thu”. Nhưng Cơ-Đốc nhân chân chính “rất vui mừng trong Chúa” (Phi-líp 4:10) “tự nhiên”.

Đọc, học, suy gẫm và hành Lời Chúa trong Thánh Kinh là  hình thức “bồi dưỡng” tâm linh hữu hiệu nhất. Sự “bồi dưỡng” tâm linh này sẽ cho ta sự bình an. Bình an cũng là cảm súc của tâm hồn. Trong cuộc sống hằng ngày, cảm súc bình an thường bấp bênh, chợt có, chợt mất. Chúng ta đang đi dạo cảnh đẹp nơi thanh vắng với lòng bình an, bỗng nghe một tiếng động lớn như tiếng súng là bất an ngay. Khi đi đến Blue Montain trong không khí hiền hòa, lòng bình an. Nhưng khi đến một tảng đá vững chắc nơi vực xâu thăm thẳm, là tự nhiên cảm thấy hơi sợ, bất an.

Nhưng bình an trường tồn hiện hữu trong tâm linh. Con người ít khi quan tâm đến tâm linh. Tâm linh con người đòi hỏi con người “liên hệ” với thần linh. Bởi sự “liên hệ” này mà con người có “tôn giáo”. Tâm linh con người luôn bất an theo nguyên tri (tự khắc biết) vì cớ trong lòng “đầy dẫy mọi sự không công bình, độc ác, tham lam, hung dữ; chan chứa những điều ghen ghét, giết người, cãi lẫy, dối trá, giận dữ; hay mách, gièm chê, chẳng tin kính, xấc xược, kiêu ngạo, khoe khoang, khôn khéo về sự làm dữ, không vâng lời cha mẹ; dại dột, trái lời giao ước, không có tình nghĩa tự nhiên, không có lòng thương xót” (Rô-ma 1:29-31). Tất cả được liệt kê là xấu xa, tội lỗi, ngược với ý niệm “nhân chi sơ tính bản thiện”.

Tôn giáo” là phương cách đem con người về “bản thiện”. Nhưng tất cả “tôn giáo” chẳng đem lại “bình an” cho tâm linh. Vì :

Cả đời làm lành, điều lành chưa đủ

Một ngày làm dữ điều dữ quá dư.

Thôi đành “cầu an” nơi thần linh, nhưng kết quả chẳng ai nhận được sự bình an nơi thần linh. Lìa đời, người thân yêu luôn “cầu hồn” xin thần linh cho người qua đời được “bình an nơi chín suối” dầu đã “an giấc ngàn thu”.

Bồi dưỡng” bình an qua phương pháp “thiền” “tịnh”, nhắm mắt để không chú ý chung quanh, bịt tai để quên đi những tiếng động chung quanh, cũng chỉ đem lại sự bình thản trong lúc đó.

Cơ Đốc nhân chân chính luôn có sư bình an trong tâm linh bởi biết chắc được cứu rỗi bởi tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình. Cơ Đốc nhân chân chính là “người thánh và rất yêu dấu của Ngài” (Cô-lô-se 3:13) biết chắc Đức Chúa Trời yêu thương mình và “Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng” (Giăng 13:1), nên “Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi” (I Giăng 4:18).

Cơ Đốc chân chính chẳng những không “sợ hãi” mà còn bình an trong bình an của Chúa như Lời Chúa Jêsus phán : “Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi” (Giăng 14:27).

Chúa Jêsus có nhiều danh xưng, một trong những danh xưng đó là “Chúa Bình An” (Ê-sai 9:5). “Chính Chúa bình an ban sự bình an cho anh em trong mọi khi, đủ mọi cách” (II Tê-sa-lô-ni-ca 3:16).

Cuộc đời của người đang chia sẻ niềm tin cùng quý anh chị cũng như nhiều Cơ Đốc nhân chân chính “Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Phi-líp 4:7).

Thưa quý anh chị con cái Chúa,

Con cái Chúa chân chính “bồi dưỡng” tâm linh qua việc đọc, học, suy gẫm Lời Chúa trong Kinh Thánh, để biết “tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình” (I Phi-e-rơ 3:15). Chính Ngài là “Chúa Bình An” sẽ “giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ”.

Nhờ “bồi dưỡng” thân thể, tâm hồn và tâm linh đúng cách, con cái Chúa chân chính sẽ có cuộc sống “bình dị,tự nhiên, vui vẻ, khỏe” suốt đời.