Ngày nay thế giới tràn ngập sách báo trên các mạng truyền thông, cũng như cửa hiệu sách. Sách khoa học kỹ thuật, sách văn chương, triết học, sách chuyện, sách nhảm nhí nhiều vô kể. Sách về tôn giáo cũng khá nhiều, sách về đạo đức thì quá ít, hầu như không còn nữa.

Châu Á sách đạo đức tôn giáo phải kể đến Đạo Đức Kinh của Đức Khổng Phu Tử. Ấn Độ phải nói đến sác Kinh Rig Vada, một quyển sách của Ấn Độ Giáo có ảnh hưởng sâu đậm trong dân chúng. Vùng Trung Đông có Kinh Avesta do Zoriaster một người Ba Tư viết. Kinh này kém phần đạo đức. Thế giới Hồi Giáo có Kinh Koran. Đặc biệt Kinh Koran mô tả thiên đàng cho những người Hồi Giáo là nơn đầy thú vui xác thịt dâm loạn bẩn thỉu. Cả thế giới loài người có quyển Kinh Thánh.

Kinh Thánh khác với tất cả các sách trên thế giới, là một cuốn sách kỳ diệu phi thường, vượt quá sự hiểu biết của con người, là cuốn sách có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn hết, là quyển sách nói về khởi nguyên và kết thúc thế giới này, là cuốn sách giãi bầy Đức Chúa Trời một cách chính xác, là cuốn sách nói lên hết ý muốn của Đức Chúa Trời đối với loài người, là cuốn sách minh định lịch sử và tiến trình của con người, là cuốn sách của Đức Chúa Trời ban cho loài người, qua cuốn Kinh Thánh, nhân loại có thể biết đường lối Đức Chúa Trời mà tuân theo, hầu được hưởng tất cả phước hạnh Đức Chúa Trời dành cho loài người. Kinh Thánh là cuốn sách lên án tất cả những ai từ khước đường lối Đức Chúa Trời, là cuốn sách bầy tỏ hậu quả khủng khiếp do cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời đối với những người bất tuân lời Ngài, là cuốn sách được mệnh danh là Lời Đức Chúa Trời. Tính đến nay, năm 2021 Kinh Thánh đã được dịch ra khoảng 300 thứ tiếng.

Quyển Kinh Thánh gồm 66 sách, được chia ra hai phần chính : Cựu Ước gồm 39 sách, nguyên bản viết bằng tiếng Hi-bá-lai (Hebrew cổ ngữ của người Do Thái). Tân Ước gôm 27 sách, nguyên bản viết bằng tiếng Hy Lạp (Greek). Người viết sách đầu tiên là Mô-se, một lãnh tụ của dân Do Thái sống trước Chúa Jêsus 1,500 năm. Người viết sách cuối cùng trong Kinh Thánh là Thánh Giăng, vị Sứ Đồ của Chúa Jêsus viết vào khoảng 100 năm sau Chúa thăng thiên. Như vậy Kinh Thánh được chép vào khoảng thời gian 1,600 năm, theo nhà thần học Graham Scroggie là 55 thế hệ.

Chúng ta nghĩ sao về Kinh Thánh ? Với khoảng thời gian 1,600 năm, với 36 người viết thuộc mọi thành phần, nào là vua, y sĩ, thi nhân, ngư phủ, mục đồng v.v. Họ sống không cùng một chỗ, nhưng ở rải rác từ La Mã, Ba-bi-lôn đến Do Thái, vùng Tiểu Á và bên kia Địa Trung Hải. Họ viết sách một cách độc lập. Họ không hề có ý tưởng về tác phẩm của họ sẽ được sưu tầm làm thành một bộ sách sau này. Ấy vậy, mà khi tác phẩm của họ được cấu kết thành một bộ sách thì kỳ diệu thay, bộ sách có một nội dung thuần nhất. Điều gì viết mở đầu trong sách Sáng Thế Ký thì được kết luận trong sách Khải Huyền. Sự hiệp nhất này chứng tỏ Kinh Thánh có tính cách Thần Linh hoặc được Thần Linh hướng dẫn.

Chỉ có một cách giải thích do chính Kinh Thánh xác định : “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” (II Ti-mô-thê 3:16). Kinh Thánh được viết bởi Đức Chúa Trời qua con người. Động từ “soi dẫn” nguyên bản tiếng Hy Lạp (Greek) là “thở trên” hoặc “hà hơi vào”, nghĩa là Đức Chúa Trời “hà hơi vào” người viết, người viết được “hơi thở”, Linh của Đức Chúa Trời chủ động, “Nhưng có thần linh ở trong loài người, Và hơi thở của Đấng Toàn năng cho chúng sự khôn sáng” (Gióp 32:8). Thánh Phi-e-rơ đã giải thích thêm về sự huyền nhiệm này : “Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” (II Phi-e-rơ 1:21). Như vậy sự “soi dẫn” của Đức Chúa Trời đưa đến sự hình thành Kinh Thánh, và Kinh Thánh có thần quyền.

Khi vua Đa-vít nói thì nói theo “Thần” Chúa : “Thần của Đức Giê-hô-va đã cậy miệng  ta mà phán (bản New America Standard Bible : spoke by me – được phán qua ta, dịch như vậy sẽ chính xác hơn), Và lời của Ngài ở nơi lưỡi miệng ta  ” (II Sa-mu-ên 23:2). Thánh Phao-lô cảm nhận khi ông viết : “Chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy” (I Cô-rinh-tô 2:13). Ngay cả Chúa Jêsus cũng vậy : “Bởi ta chẳng nói theo ý riêng ta; nhưng Cha sai ta đến, đã truyền lịnh cho ta phải nói điều chi và phải nói thể nào” (Giăng 12:49). Như vậy sự “soi dẫn” hay “hà hơi” có nghĩa là trước giả Kinh Thánh được Chúa dẫn dắt viết điều gì, nói điều gì Đức Chúa Trời muốn phán cùng nhân loại, không do trước giả lựa chọn. Ngày nay một số người cứ tưởng Đức Chúa Trời vẫn chủ động cho mình cho mình nói ra điều gì Đức Chúa Trời muốn nói. Nên khi giảng dạy lời Chúa, không chịu tra cứu, suy gẫm Lời Chúa kỹ, đến khi giảng luận thì cầu nguyện : Lạy Chúa môi miệng con đây, xin Chúa dùng nói ra ý chỉ của Ngài, Lời Ngài. Lời nói con không phải là lời của con nữa, mà là Lời Chúa phán qua môi miệng con. Nói gì cũng cho là Lời Chúa dạy, là Chúa nói, mà chỉ trích dẫn một vài câu Kinh Thánh còn bao nhiêu là ý mình, ý hợp nhất với Kinh Thánh có, ý nhầm có, ý do sự giải thích sai có.

Qua sự “soi dẫn” các tác giả được Chúa sử dụng. Dầu vậy cá tính và lối hành văn của mỗi tác giả không bị loại bỏ bởi “hơi thở của Đấng Toàn Năng”. Tiến sĩ Augustus Hopkins Strong (1836-1921), tác giả bộ sách “Hệ Thống Thần Học” (Systematic Theology) đã luận về vấn đề này như sau : “Các tác giả Kinh Thánh đã nhờ Đức Thánh Linh “soi dẫn” đặc biệt đến nỗi họ ý thức và cảm nhận mọi chân lý mới mẻ sắp bầy tỏ như tư tưởng chính mình đã khám phá, và đã tự do vận động tư tưởng để phát huy những chân lý ấy, với ngoại lệ duy nhất là trong sự lựa chọn từ ngữ, các trước giả đã tránh được thần tình những điều sai lầm, và nếu cần tới, thì có những từ ngữ chính xác.” (trang 103).

Như vậy sự “soi dẫn” mang ý nghĩa Chúa làm việc với con người, nên cách hành văn của mỗi người rất rõ rệt trong tác phẩm của họ. Chúng ta hãy tìm hiểu qua về tác giả 4 sách đầu trong Tân Ước. Ma-thi-ơ là người thâu thuế, có liên quan đến chính quyền, có khuynh hướng về một triều đại của nước Do Thái, Ma-thi-ơ đã viết Chúa Jêsus ở phương diện Vua. Mác là môn đệ của Phi-e-rơ nên cũng chịu tánh nóng nẩy của Phi-e-rơ, nên trong sách Tin Lành Mác, chúng ta bắt gặp sự việc xẩy ra “tức thì” (straightaway), tức khắc (immediately). Lu-ca là một thầy thuốc nên cái gì cũng nghiên cứu kỹ càng về “con người”. Giăng là sứ đồ được Chúa yêu nên viết gì cũng đề cập tới tình yêu nếu có thể v.v. Vậy nên khi học Kinh Thánh chúng ta cũng cần lưu ý đến trước giả.

Sự “soi dẫn” vì thế có tính cách từng chữ, từng lời. Chúa Jêsus phán : “Vì ta nói thật cùng các ngươi, đang khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn” (Ma-thi-ơ 5:18). Chữ “chấm” (Jod) “Yod”, chữ thứ 9 trong mẫu tự Hebrew là mẫu tự nhỏ nhất, “nét” (title) là một nét nhô ra từ mẫu tự làm chữ này khác với chữ kia, giống như nét dấu móc trên chữ “o” làm thành chỡ “ơ”. Vậy nên Kinh Thánh là tác phẩm vô ngộ của Đức Chúa Trời, cũng như chính Đức Chúa Trời là vô ngộ và Lời Kinh Thánh là chân lý.